Tiến sĩ Bạt quận công Dương Trí Trạch (1586 - 1662), người làng Sơn Huy, xã Bạt Trạc, huyện Thiên Lộc (nay là xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Tổ tiên của ông vốn quán tại xã Hoa Viên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, di cư đến xã Bạt Trạc, huyện Thiên Lộc định cư lập nghiệp và trở thành một vọng tộc, có truyền thống khoa bảng ở Thiên Lộc. Ông nội Dương Trí Trạch là Dương Trí Dụng đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa, giữ chức Tả thị lang Binh bộ;thân phụ là Dương Trí Thân giữ chức Tả thị lang Công bộ được phong tước Thái bảo Nham Thạch hầu. Chính cái nôi hiếu học và trọng đạo học của gia đình đã hun đúc nên nhân cách, trí tuệ con người Dương Trí Trạch để sau này khi đỗ đạt và làm quan, ông đã có đóng góp không nhỏ cho đất nước.

Nhà thờ Dương Trí Trạch tại xã Yên Lộc
Khoa thiHội năm Kỷ Mùi (1619), niên hiệu Hoằng Định thứ 20, Dương Trí Trạch đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ, sau đó ông được bổ dụng qua nhiều chức vụ khác nhau trong triều ngoài trấn và đến năm Giáp Ngọ (1654) ông đã làm quan đầu triều: “Đầu năm Thịnh Đức ông trải đến Thượng thư bộ Lễ, kiêm Thị độc Viện Hàn lâm tham dự công việc ở Viện, phong Dực vận tán trị công thần, tước Bạt quận công”[1].Sử sách ghi nhận kể từ năm 1620, Tiến sĩ Dương Trí Trạch bắt đầu tham gia triều chính, đến khi về trí sĩ năm 1661, trải qua 40 năm ông đã có đóng góp to lớn cho triều đình trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao và giáo dục. Cho dù ở cương vị nào Dương Trí Trạch cũng hết lòng vì dân vì nước, ông là người đã hai lần dâng sớ tâu vua, lập mưu đánh giặc, tạo mối hòa hiếu giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong. Ngoài ra, Dương Trí Trạch cùng với Phạm Công Trứ dâng sớ tâu về việc thuê khoán làm trường học và cung đốn các thứ cho các kỳ thi Hương nên giảm bớt để đỡ phí tổn cho dân. Năm Canh Tý (1660), Dương Trí Trạch cùng với Phạm Công Trứ dâng sớ nói về các thuật pháp trị nước phải dùng cả văn lẫn võ, nội dung như sau: “Đường lối trí trị là thưởng phạt nghiêm minh theo mệnh ra sức để nên công việc thì tùy theo công lao mà bàn thưởng hoặc người nào dùng dằng nhát sợ hành quân trái luật thì lấy quân luật mà trị tội. Đó là phép thường dùng để khuyên răn rất là nghiêm ngặt. Văn thần thì nên giúp Vua thương dân để tô điểm thái bình, nếu biết giữ thanh liêm chăm việc, ngay thẳng để xứng chức vụ thì tùy theo chứng tích mà khen thưởng hoặc người nào thừa hành công việc, cùng là xét hỏi kiện tụng nếu không đỗ lỗi trước mà cứ uốn phép hối lộ để chậm quá kỳ xét xử không đúng, câu kết bè đảng vì ân nghĩa riêng mà nhận lời thỉnh thác làm nhiều nhũng tệ, đến nổi nát chính hại dân, tội nhẹ thì xử giáng chức, tội nặng thì xử theo quân luật để bỏ hết thói tệ cho nghiêm phép nước[2] ”.
[1].Phan Huy Chú (2008), Lịch triều Hiến chương loại chí, NXB Trẻ, trang 172.
[2]. Việt sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang 825.
Về quân sự, Tiến sĩ Dương Trí Trạch đã có công giúp Tây quận công Trịnh Tạc đi đánh dẹp ở Cao Bằng, sự kiện này Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: “Giáp Thân Phúc Thái thứ 2 (1644) mùa đông tháng 12 sai Thái bảo Tây quận công Trịnh Tạc cùng với Đốc thị là Dương Trí Trạch, Tán lý Phạm Công Trứ đi dẹp địa phương Cao Bằng tiến quân đặt phục chém được một tỳ tướng của giặc bắt được đảng giặc rồi về[3] ”.
Về lĩnh vực ngoại giao, giai đoạn này diễn ra không kém phần quyết liệt, và Tiến sĩ Dương Trí Trạch đã có những đóng góp quan trọng cho thắng lợi sau cùng. Bấy giờ nhà Lê mới giành lại được thắng lợi trong cuộc chiến với nhà Mạc. Để tăng cường mối giao hảo với nhà Minh, mùa đông năm Canh Ngọ (1630) Dương Trí Trạch được vua Lê Thần Tông cử làm Chánh sứ lãnh trách nhiệm đi sứ, sử chép: “Canh Ngọ, Đức Long năm thứ 2 (1630) mùa đông tháng 11, sai Chánh sứ là Trần Hữu Lễ, Dương Trí Trạch, Phó sứ là bộ Nguyễn Kinh Tế, Bùi Bỉnh Quân, Nguyễn Nghi, Hoàng Công Phụ hai sứ bộ sang nước Minh cống hàng năm[4]”. Chuyến đi sứ trong vòng 3 năm đã thu được kết quả tốt đẹp, đoàn sứ đã hoàn thành trọng trách triều đình giao phó, sau khi về đến Thăng Long đoàn sứ thần đã vào bái yết vua Lê và được trọng thưởng: “Quý Dậu năm thứ 5 (1633) tháng 3 ngày 20 sứ thần là bọn Trần Hữu Lễ, Dương Trí Trạch, Nguyễn Kinh Tế, Nguyễn Nghi, Hoàng Công Phụ về đến kinh sư vào lạy chào[5]”. Năm Đinh Sửu (1637), Dương Trí Trạch tham gia đoàn sứ thứ hai đi sứ Trung Quốc. Đáng chú ý đoàn thứ nhất do sứ thần Giang Văn Minh đứng đầu, ông đã tỏ rõ khí tiết không để “Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) trước vua quan nhà Minh và bị nhà Minh hành hình năm 1738 tại Yên Kinh, Trung Quốc. Ngay sau đó là đoàn sứ bộ do Dương Trí Trạch làm Chánh sứ tiếp tục đi sứ Yên Kinh, qua sự kiện trên có thể thấy đây là giai đoạn bang giao rất cam go với nhà Minh và các sứ thần phải là những người tài giỏi, tiết tháo mới đảm đương được sứ mệnh vẻ vang đó. Sách Đại việt sử ký toàn thư chép về sự chuẩn bị cho chuyến đi lần thứ hai của đoàn sứ bộ Dương Trí Trạch như sau: “Sai chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu, Giang Văn Minh (...) hai sứ bộ sang nhà Minh cống hàng năm. Sai bọn Trần Hữu Lê, Dương Trí Trạch lên cửa quan đợi mệnh[6]”. Qua các sự kiện trên cho thấy rằng chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, Tiến sĩ Dương Trí Trạch đã được triều đình hai lần tin tưởng giao làm Chánh sứ Đại đi sứ phương Bắc chứng tỏ ông là một nhà ngoại giao tài giỏi và có nhiều đóng góp cho hoạt động đối ngoại của Đại Việt lúc bấy giờ.
Về văn hóa giáo dục, thế kỷ XVII Nho học được tôn trọng và đề cao, khoa thi Quý Mùi (1643) Tiến sĩ Dương Trí Trạch được cử làm Giám thí, sử chép: “Giám thí là Lễ bộ Tả Thị lang kiêm Hàn lâm viện thị giảng, Thamchưởng
[3]. Đại việt sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang 800.
[4]. Đại Việt Sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang 788.
[5]. Đại Việt Sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang 794.
[6]. Đại Việt Sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang 797.
Hàn Lâm viện sự Dương Trí Trạch”[7] . Năm 1653, Trịnh Tráng đã giao cho ông sao lục tên họ những người thi đỗ Chế khoa kể từ năm Giáp Dần (1554) đến năm giáp Thìn, Khánh Đức thứ 4 (1652). Chế độ khoa cử triều Lê tổ chức được 25 khoa thi, nhiều người đỗ đạt nhưng chưa được dựng bia tại Văn Miếu Quốc Tử giám và đến giai đoạn này mới được thực hiện và hầu hết lời khắc trên bia đều do Dương Trí Trạch biên tập, có bài thì ông khảo đính, chú giải thêm. Cụ thể một bài của ông viết như sau: “Bề trên đặt khoa thi để thâu tóm hiền tài chứ không phải công cụ để thi thố văn chương. Kẻ dưới ra dự thi cốt để làm bậc thang lập công sự nghiệp, chứ không phải để mưu cầu danh lợi, bởi nền chính trị tốt đẹp của nước nhà không phải có hiền tài ắt không thể xây dựng được, mà kẻ sĩ hào kiệt lại phải do khoa cử mới xuất đầu lộ diện”[8]. Tiến sĩ Dương Trí Trạch là người chịu trách nhiệm cung cấp bản danh sách Tiến sĩ các khoa để khắc bia và là người tổng duyệt cho tất cả bia khắc dựng trong đợt truy lập này: “Các bài ký phân công cho 7 quan chức ở Viện Hàn lâm là Khương Thế Hiển 7 bia, Nguyễn Văn Lễ 4 bia, Trịnh Cao Lệ 4 bia, Nguyễn Đăng Cảo 3 bia, Nguyễn Đăng Minh 3 bia, Lê Đình Lại 3 bia, Nguyễn Đình Chinh 3 bia và Dương Trí Trạch 1 bia, dựng bia ngày 16 tháng 11 năm Quý Tỵ (1653)” [9]. Viết về những đóng góp của Tiến sĩ Dương Trí Trạch với sự nghiệp giáo dục dưới triều Lê, sách Lịch triều Hiến chương loại chí chép: “Đầu đời Trung hưng [các người đỗ] từ chế khoa năm Thuận Bình giáp Dần(1554) đến năm Khánh Đức Nhâm Thìn (1552) cộng 25 khoa, chưa có bia đề tên, đến nay ông vâng chỉ khắc tên vào bia đá. Khi làm xong việc long trọng ấy rồi được vào làm Tham tụng phủ chúa, lên Thượng thư bộ Hộ thêm chức Thiếu bảo”[10]. Trong thời gian Dương Trí Trạch giữ chứcDực vận Tán trị công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham Chưởng Hàn lâm viện sự, Bạt Quận công Thượng trụ quốc Dương Trí Trạch, đã có 25 văn bia Tiến sĩ do ông sắc nhuận và phục dựng.
Ngoài ra, ông còn là người trực tiếp dâng sớ lên triều đình đề xuất sửa đổi chính sách giáo dục, thi cử có lợi cho dân: “Tham tụng Dương Trí Trạch,Phạm Công Trứ dâng sớ nói về việc thuê khoán làm trường và cung đốn các thứ cho trường thi Hương, nên đơn giản kiện ước để bớt phí tổn cho dân” [11].
Qua những tư liệu trên đã phác họa những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Tiến sĩ Dương Trí Trạch, tuy chưa thực sự phong phú và tập trung, song những nội dung này phản ánh khá rõ những đóng góp của ông đối vớinước nhà. Sau hơn 40 năm phục vụ triều đình, Bạt Quận công về quê trí sĩ: “Tháng 6 năm Tân Sửu (1661) gia phong Hộ bộ Thượng thư kiêm Hàn Lâm viện thị giảng chưởng Hàn Lâm viện sự Thiếu bảo Bạt quận công Dương Trí
[7]. Ngô Đức Thọ (2010), Văn Miếu Quốc tử giám và 82 bia Tiến sĩ, Nxb Hà Nội, tr.301.
[8]. Trích bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng thứ 15 (1592).
[9]. Ngô Đức Thọ (2010), Văn Miếu Quốc tử giám và 82 bia Tiến sĩ, NXB Hà Nội, tr.54.
[10]. Phan Huy Chú (2008), Lịch triều Hiến chương loại chí, Nxb Trẻ, tr.172.
[11]. Đại Việt sử ký Toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, tr.824.
Trạch làm Lại bộ Thượng thư Quốc lão Thái tể, cho về trí sĩ”[12]. Khi ông về, vua Lê Thần Tông tặng ông đôi câu ca ngợi như sau:
四十年立朝朝廷意重
七十歲致仕仕宦成名
“Tứ thập niên lập triều, triều đình ý trọng;
Thất thập tuế trí sĩ, sĩ hoạn thành danh”.
(Bốn chục năm ở triều, triều đình trọng dụng;
Bảy chục tuổi về hưu, đỗ đạt làm quan đều nổi tiếng).
Ngoài ra, ông còn được nhà vua cho khắc một bia vinh quy hồi hương, văn bia do nhà vua viết tặng ghi nhận công lao đóng góp cho triều đình trong những năm ông làm quan. Tấm bia được tạc theo mẫu ở Văn Miếu và soạn lời bia đề năm Thịnh Đức thứ nhất (1653), hai mặt bia khắc chữ Hán nhưng dưới triều vua Minh Mạng do truyền dụ cho các địa phương những nơi có thờ tự bia đá đề cao họ Trịnh thì phải mài đục đi nên do sợ liên lụy con cháu họ Dương đã cho đục mài hết chữ cho nên hiện nay không còn nội dung của bài văn bia này.
Bạt quận công Dương Trí Trạch là một vị quan thanh liêm, văn võ toàn tài, cuộc đời của ông gắn với bó với triều đình, tư tưởng trung quân ái quốc gắn chặt với sự nghiệp làm quan nên khi về quê trí sĩ được triều đình vinh danh, nhân dân tôn thờ lập đền thờ phụng. Sự nghiệp của Tiến sĩ Dương Trí Trạch được sử gia Phan Huy Chú đánh giá: “Ở triều hơn 40 năm trải qua các chức vụ ở viện Khu mật đã lâu, tính thẳng thắn giữ luật phép (của triều đình) không có ai thỉnh thác được, bàn việc gì tuy hơi nghiêm khắc nhưng theo lẽ công bằng giữ điều ngay thẳng bây giờ ai khen cũng là danh thần” [13] . Ghi nhận công lao của ông đối với triều đình, vua Lê đã ban sắc phong: “Hồng nho Thạc đức, nguyên lão đại thần” (Nghĩa là: Núi Hồng sinh ra người có công đức cao, vị đại thần cao tuổi đứng đầu quan triều đình). Một năm sau khi về quê trí sĩ, tháng 7 năm Nhâm Dần (1662) Bạt quận công Dương Trí Trạch qua đời, thọ 77 tuổi, mộ ông được đặt trước cánh đồng làng Bạt Trạc quê hương ông. Vị hiệu thờ ông ghi: “Tiên tổ khảo tứ vị khoa Đồng Tiến sĩ xuất thân, Dực vận tán trị công thần, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Tham tụng Lại bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham Chưởng Hàn Lâm viện sự, Thượng trụ quốc lão Thái bảo, Bạt quận công trí sĩ, tặng Thái tể Dương tướng công, tự Trung Ý, phụng tứ thụy Nha Chính, khâm bao phong Nguy công Đại vương”./.
[12; 13].Đại Việt sử ký toàn thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, trang .833, trang 824.