LÀNG TÔI BÊN DÒNG SÔNG NGHÈN
Làng tôi có tên là Yên Vinh! Đúng như cái nghĩa của nó: Yên bình và vinh quang. Người xưa thường nói: “ Nhất cận thủy, nhì cận sơn” thì làng tôi được cả hai mặt. Nằm tựa lưng vào núi Ngạn. ngoảnh mặt ra phía sông Minh, tên lịch sử của núi Ngạn và sông Minh thì bây giờ quen gọi theo đổi tên là sông Nghèn. Con sông quê hương êm ru uốn khúc bao quanh lấy xóm làng trù phú bốn mùa hoa trái xanh tươi.
Tuổi thơ tôi đã gắn bó với dòng sông biết bao nhiêu kỉ niệm, giữa trưa hè oi bức cùng với lũ trẻ chăn trâu ào xướng ngâm mình giữa dòng sông dưới làn nước trong chát mặn, rồi cùng nhau mò cua, bắt cáy hoặc theo nhau đi hái bần. Những bãi bần xanh tốt um tùm, hoa bần ngan ngát, quả bần chát ngọt thơm ngon hòa lẫn hơi nước nồng nàn từ mặt sông bốc lên tạo ra một làn hương thơm thoang thoảng chát mặn bao đời. Rồi khi chiều xuống lũ trẻ chúng tôi lại sang bờ bên kia, bến đò Thượng Trụ để dong trâu về. Người với trâu đánh trần như nhộng vẫy vùng trong sóng nước để trở về nhà.
Với lũ trẻ chúng tôi thì vậy, còn với các bậc cao nieentrong làng thù cứ sáng sớm, khi sương đêm còn đọng lại trên những rặng bần ra đứng ở bến sông này, căng lồng ngực lên hít thở thật sâu mùi hương quyến rũ ấy để cho hương hoa bần thấm đậm vào người. Ôi! Cái mùi vị hương hoa bần buổi sáng nó thật thanh sạch và dịu ngọt biết bao. Đấy là vào những ngày hè. Còn vào mùa động lũ trẻ chúng tôi lại quây quần thả trâu trên đồi Nghèn. Lại nhóm cỏ khô nướng sắn, nướng khoai…với những chiều đông không bao giờ lạnh giá mà ấm cúng từ những làn khói thơm không riêng gì từ nơi chúng tôi khơi lên mà cùng hòa quyện với khói biếc lam chiều của những gia đình trong xóm lan tỏa lên ngan ngát, âm thầm. Ngồi nhai ngấu nghiến những củ khoai, củ sắn còn nóng hổi thơm phức, môi đứa nào đứa nấy đen đen nhức mà miệng thì thơm cay bởi cảm xúc th ật dân dã, mộc mạc. Rồi những đêm trăng thanh gió mát , người trong làng nô nức ra bến sông, kẻ ngồi hóng gió tâm sự, người gánh nước đêm trăng. Làng tôi có giếng Chạ nổi tiếng khắp vùng: “ Nước giếng Chạ vừa trong vừa mát? Gạo chợ Nghèn trắng muốt thơm ngon”. Người xưa đồn rằng dưới thời Pháp thuộc có mmtj thầy địa lí cao tay từ ngoài Bắc vào đã lấy đúng long mạch ngay giữa hàm con rồng nên nước giếng ở đay không bao giờ cạn, tuy nằm cách bến sông chừng 30 m song lại mát ngọt vô cùng, không những cung cấp nước ngọt cho cả làng mà còn rộng ra cả các vùng lân caanjj vào những mùa khô hạn. Mát ngọt và lành, vì thế mà bọn trẻ chúng tôi cứ đi phơi nắng rồi về vục một gàu nước ừng ực vô tư mà không bao giờ đau bụng cả.
Rồi chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả. Lớp trẻ chúng tôi thời ấy đa số được vinh dự lên đường bảo vệ tổ quốc. Nỗi nhớ quê hương yêu dấu càng thôi thúc chúng tôi quyết tâm đánh thắng giặc. Sau hơn bảy năm sống và chiến đấu trên các chiến trường, tôi mang trên mình những mảnh đạn còn nằm trong cơ thể. Dấu tích của chiến tranh ở người tôi không đau bằng dấu tích của kẻ thù gieo rắc lên làng tôi. Cầu Nghèn bị bom Mĩ đánh tan tành. Hai bờ sông quê những hố bom dày chi chít, vườn cây cối trù phú giờ tro trọi hoang tàn. Mỗi thước đất, khúc sông ở đây đã làm nên những chiến công hiển hách.
Những rặng bần xanh khi xưa là nơi cất dấu Xà- lan rất lý tưởng của bộ đội công binh vào ban ngày,m để đêm đến được ra bắc cầu phao cho xe vận chuyển vũ khí, lương thực tiếp viện cho chiến trường. Đồi Nghèn đã ghi thên chiến công oanh liệt của tiểu đội nữ dân quân với 12 cô gái hầu hết đều ở làng tôi đã cùng bộ đội phòng không bắn rơi nhiều máy bay Mĩ. Đồng chí Ngô Đức Liệu- Chủ tịch xã đã xuống trên mố cầu Nghèn khi đang chỉ đạo dân quân san lấp hố bom để kịp thông xe trước lúc trời sáng. Chị Trần Thị Liệu Bí thư Đảng ủy bị thương bên hầm pháo vẫn không rời trận địa,ở lại chỉ huy tiểu đội nữ 12 li 7 bắn máy bay địch. Còn bi ết bao nhiêu gương sabngs của bà con làng đã tự nguyện dỡ nhà lấy gỗ để lát đường cho xe ra tiền tuyến..
Chiến tranh đã lùi xa. Giờ đây làng tôi và đang lớn lên cùng đất nước. Dòng soobg Nghèn vẫn êm ả xuôi trôi. Dự án nước ngọt hóa sông Nghèn của Nhà nước đã hoàn thành, dù con còng ,con cáy vơi đi nhưng đổi lại trữ lượng dòng nước ngọt sẽ là nguồn tưới tiêu cho ruộng đồng cho hai huyện Lộc Hà và Can Lộc. Chắc chắn làng tôi và nhân dân hai huyện sẽ không còn có những vùng đất canh tác một vụ nữa. Thấp thoáng bên kía tả ngạn sông Nghèn là bến đò Thượng Trụ mà ngày xưa chúng tôi thường qua lại chăn trâu, đã sừng sững mọc lên mmootj tường đài di tích lịch sử ghi dấu của những năm “ Ba mươi” các đảng viên ưu tú đã nhóm họp bầu ra chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh nhà. Đồi Nghèn một thời oanh liệt hào hùng giờ đay lại càng khang trang uy nghiêm khi một công trình tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ được xây lên đồ sộ. Tên tuổi các anh hùng liệt sĩ được khắc sâu vào bia đá quê nhà như khắc sâu vào tâm khảm đáy lòng nhân dân làng tôi . Tự hào về truyền thống quê hương, cái nôi cách mạng trong những năm 30, giờ đây đứng trên đồi Nghèn lịch sử ngắm nhìn tường đài Xô Viêt cao to lồng lộng biểu tượng của sức mạnh đoàn kết nằm ngay giữa trung tâm Thị trấn Nghèn cạnh bên ngã ba Nghèn nối liền với Ngã ba Đồng Lộc, một ngã ba huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân và dân can Lộc anh hùng.
Hòa chung với cuộc sống đang đi lên giữa thời đại mới nhân dân làng tôi luôn luôn tự hào trong quá khứ cũng như hiện tại về những con người thân yêu của làng đã ;àm nên sự nghiệp và đang từng ngày, từng giờ làm rạng rỡ thanh danh của một làng quê giàu truyền thống. Làng Yên Vinh sẽ mãi mãi yên binh và vinh quang.
N.T.V