PHẦN THỨ HAI

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP HUYỆN

 

CHƯƠNG I

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỔ CHỨC CƯ DÂN

 

Di chỉ núi Nghèn khai quật năm 1976 được xác nhận là nhóm khảo cổ thuộc hậu kỳ đồ đá mới. Di chỉ này giống hệt di chỉ núi Nài ở thị xã Hà Tĩnh. Đó là loại di chỉ có một tầng văn hóa, cấu tạo bằng đất lẫn sạn sỏi, tồn tại song song cùng với niên đại, cùng tính chất văn hóa với các loại hình cồn cát ven biển như di chỉ Phôi Phối (Nghi Xuân), Thạch Tiến (Thạch Hà), hoặc cồn sò điệp Thạch Lạc (Thạch Hà)… tầng văn hóa cùng cac di vật bằng đá và bằng gốm thu lượm được tại di chỉ núi Nghèn cho thấy một trình độ phát triển khá cao của kỹ thuật cũng như đời sống kinh tế - xã hội của cư dân nguyên thủy vùng này.

 Như vậy, di chỉ khảo cổ này cho biết cách đây 4000 – 5000 năm đã có cư dân sinh tụ tại đây với nghề trồng lúa nước bằng cuốc đá.

Khó mà đo được khoảng cách thời gian từ người nguyên thủy đến các bộ tộc Việt Thường và cư dân Văn Lang. Ngôn ngữ cũng như địa danh, truyền thuyết có khá nhiều vấn đề liên quan đến thời đại sơ khai trên vùng đất này, đang là những bí ẩn cần được khám phá, lý giải:

Thứ nhất, vùng đất còn đọng khá đậm những nét tàn dư dòng người Giao Chỉ. Cách đây khoảng 70 -80 năm về trước, hầu như ở xóm, làng nào trong tỉnh Hà Tĩnh, trong huyện Can Lộc đều còn tồn tại với một tỷ số nhiều ít khác nhau trong lớp người cao tuổi hồi đó, trên bàn chân họ có hai ngón chân cái (giao nhau)(1). Sự kiện này hồi đó được giải thích rằng, người có đặc điểm nhân dạng như thế là thuộc dòng nòi Giao Chỉ. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Phía nam Giao Chỉ có họ Việt Thường”. Nếu quy định phần đất Giao Chỉ từ cuối Thanh Hóa trở ra, tại sao người nòi Giao Chỉ lại ở trên đất Việt Thường? Bộ tộc Việt Thường khác Giao Chỉ ra sao? Xiêm áo chăng? Tiếng nói chăng? (Thường, với nghĩa đen là y thường, xiêm áo).

Thứ hai, ở trong làng quê vùng này nhất là ở lớp các mẹ, các chị nhà quê, còn được bảo tồn khá nhiều một loại tiếng nói gốc cả người Việt cổ, trong đó, nhiều tiếng trùng hợp với tiếng nói người Mường. Loại tiếng này ở vùng Can Lộc không nặng nề, cộc lốc như ở vùng Chay Bàu (Đức Thọ), Trang Hội (Nghi Lộc), cũng không bị biến âm, mất dấu như tiếng nói ở một số vùng Sơn Tây – tỉnh bắc.

 Vẫn còn trên 30 mẫy chữ, dạng chữ (nòng nọc) của người Mường Nghệ An do Giáo sư Nguyễn Đổng Chi ghi chép lại được, ta suy nghĩ: Phải chăng thời đó bộ tộc Việt Thường đã có chữ viết của mình?

Thứ ba, “Kẻ”, “Xá” là những danh từ chung, tương tự như làng, đứng trước một tên Nôm riêng, hoặc sau tên một dòng họ, để chỉ tên một làng cổ. Đó là từ không hiếm thấy trong tỉnh ta cũng như trong cả nước. Điều đáng chú ý là trên đất Can Lộc, số làng có tên Nôm là “Kẻ” chiếm một tỷ số hơn 2/3 số làng trong huyện. Số làng có tên “Xá” chiếm trên dưới 10% tổng số làng xã thống kê gần đây cho biết(1): Can Lộc là huyện có số tổng số làng mang tên Nôm “Kẻ” cao nhất so với các huyện trong tỉnh.

Thứ tư, nếu Hà Tĩnh được coi là một trong những vùng có nhiều truyền thuyết về vua Hùng dựng nước thì núi Hồng là trung tâm xuất phát các truyền thuyết đó và Can Lộc là một trong những kho lưu trữ bởi núi Hồng nằm trên địa phận huyện này. Đó là truyền thuyết về cố đô Ngan Hồng, về một trặm chim hồng, về “thành” Trang Vương, về chuyện Chữ Đổng Tử luyện võ ở núi Bể, chuyện trầu cau ở núi Bờng, chuyện đá vọng phu ở núi Cài, chuyện gói cơm ông Đùng ở núi Cơm… Mỗi câu chuyện đều chứa đựng những bí ẩn về thời sơ khai ở vùng này chưa được khám phá, lý giải.

Tất cả những điều nói trên cung cấp thêm cơ sở để tin chắc vùng đất này hẳn là vùng đất cổ.

 Thông thường có họ rồi mới có làng, chùa miếu không thể không gắn với cư dân làng mạc. Một ít tư liệu hiếm hoi về văn bia thần phả, đền thần cùng gia phả, tộc phả một ít dòng họ, giúp ta suy nghĩ về mốc thời gian, quá trình hình thành họ hàng, làng mạc ở vùng này.

a) Về dòng họ, làng mạc:

- Họ Mai ở làng Phù Lưu Thượng thuộc dòng họ Tiến sĩ Mai Thế Quý ở làng Kẻ Thai, thôn Văn Thai, xã Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc. Gia phả họ thuộc chí Bính (chi 3), đoạn mở đầu gia phả chép: “Ngã tộc phái tòng tiền, võ sở kê khảo” – Giai đoạn trước của dòng họ ta không còn biết để kê xét được nữa. Phả chép tiếp “Tương truyền vị thủy tổ họ là ông Nhân Cơ tên húy là ông Cự” (dịch). Ngoài ra, còn có 6 câu chữ Hán viết theo thể ngụ ngôn, tương truyền đó là lời của tổ tiên truyền miệng cho con cháu biết, không ghi chép vài gia phả:

“Ngã tổ tự viễn lai

Tiên cư vu ngô xã

Mai Thúc Loan kế chi

Bất tri bách thiên tuế

Hầu Quế Dương nghĩa khỉ

Mai “Mội” cái Mai “Văn”

Tạm dịch: Tổ ta từ xa xưa, đầu tiên ở xã này. Nối nghiệp Mai Thúc Loan, chưa rõ trăm nghìn năm. Hầu Quế Dương dấy nghĩa, Mai “Mội” đổi “Mai “Văn”.

Hẳn là khi biên soạn lại gia phả, người viết đã khéo kín đáo về ý tứ khi biên soạn phần mở đầu.

Ở đây có hai vế để xin nói rõ thêm.

+ Vị thủy tổ họ Mai tên húy là ông Cự (    ) nghĩa là ông Lớn. Gia phả ghi nguyên văn: “… công húy công Cự, tổ tỉ tính bất truyền, mộ tại Kẻ Thai…” ông tên húy là ông Cự, tổ bà tên họ không được truyền lại, mộ táng ở Kẻ Thai). Tương truyền tên húy là Mai tộ (       ) tức là đệ nhị hoàng tử, thường gọi chúa Hai, con trai thứ hai của Mai Thúc Loan. Trong cuộc khởi nghĩa đuổi quân Đường năm 722, vua Mai giao chúa Hai chỉ huy chiến khi nam Hồng Lĩnh khi vua cha bận thống lĩnh lực lượng ở căn cứ chính tại núi Vệ ở Sa Nam. Khi bị thất thủ, chúa Hai nhanh chóng trà trộn vào các làng quê, được nhân dân sở tại che giấu bảo vệ. Một thời gian, ông trở thành ông chủ điều khiển khai hoang lập nghiệp, xây dựng làng mạc, một trong những vị tiên công của làng Kẻ Thai, vừa là thủy tổ của họ Mai làng này. Nói “Nối chí Mai Thúc Loan” là thế.

Như vậy, tính từ vị thủy tổ, theo mốc lịch sử nước Vạn An, thì dòng họ này đã có 1.200 năm truyền kế. Nhưng theo bản gia phả mới lập thì chỉ ghi chép được 18 thế hệ về sau này, khoảng 550 năm. Có một khoảng cách trước đó hơn  1/2 thời gian còn nằm ngoài gia phả. Điều đó chính bản gia phả, trong phần mở đầu cũng đã thừa nhận.

Làng Mai Phụ được sử sách thừa nhận tồn tại từ bà mẹ vua Mai đang là cô gái làng muối ở đây, thì một làng chè do người cháu của bà, đứa chúa Hai, vừa là thủy tổ họ, vừa là một trong những vị tiên công sáng lập làng Kẻ Thai - Phù Lưu - Hồng Lộc ở đây đã trên 1000 năm, cũng là điều không phải không có lý. Điều này nhân dân sở tại, trước nay đã thừa nhận như một sự kiện lịch sử đương nhiên.

+ Việc họ Mai phải đổi tên họ mình là vì một biến cố riêng. Trong thời Lê Cảnh Hưng, trong họ này, có Mai Thế Định làm tri huyện Quế Dương (Hà Bắc). Khi Tây Sơn ra Bắc, ông thuộc nhóm sĩ phu quyết bảo vệ đến cùng ngôi vua Lê. Năm 1803, khi Gia Long cất quân ra bắc, ông cùng con trai cầm đầu nhóm nghĩa sĩ, phục binh đánh tập hậu Gia Long đang trên đường ra Nghệ An ra Thanh. Việc không thành, cha con ông phải thay gia phả, đổi tên họ từ chữ Mai là Mơ (      ) thành chữ Mai là cây vầu (      ). Có câu:”Mau - Mội cải Mai - Văn” là vì thế. Mai Thế Định là ông nội của Mai Thế Quý.

- Họ Ngô Trảo Nha - Gốc ở Thanh Hóa. Theo gia phả, tổ họ Ngô là Ngô Nhật Đại, làm nghề cày ruộng. Đến đời cháu là ngô Đình Thực mới trở thành một hào trưởng địa phương. Lại đến thế hệ Ngô Mân mới được bổ làm Châu mục châu Đường Lâm, nay là vùng Can Lộc - Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ngô Quyền là con trau Ngô Mân, sinh ra trên đất châu này sau trở về Thanh Hóa. Ngô Quyền lớn lên khôi ngô, thông minh, văn võ toàn tài, được Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ tin yêu, gả con gái cho và giao cai quản vùng đất Ái Châu. Khi nghe bố vợ ở thành Đại La (Hà Nội) bị Kiều Công Tiễn giết hại, nhà Nam Hán lại cho quân sang xâm lược, Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Khi lên làm vua, Ngô Quyền trở về hạt Sơn Tây cũ, tại làng Đường Lâm. Có thể tên làng này do ông đặt để lưu niệm vùng quê cũ, nơi đã sinh ra mình. Từ liệu này do Giáo sư Bùi Văn Nguyên công bố trong tập sác “Danh nhân Nghệ Tĩnh - tập II. Bài viết về Thần sơn Ngô Quảng (NXB Nghệ Tĩnh 1982)(1)

Ngô Quyền sinh năm Đinh Tỵ - 897 và mất năm 994, có thể chi họ Ngô ở Đường Lâm này là vùng Thạch Hà - Can Lộc có từ thời Ngô Mân làm châu mục ở đây và Chỉ Châu là lỵ sở của châu Đường Lâm thời ấy.

Theo gia phả họ Ngô – Trảo Nha thì vị thủy tổ họ Ngô là Ngô Nhược dời từ làng Chỉ Châu ra Trảo Nha từ thời Trần. Làng Chỉ Châu nay thuộc các xã Thạch Trị - Thạch Văn. Xã Trảo Nha nguyên xưa tên là xã Đan Liên, thời Lê mới đổi là xã Trảo Nha cũng thuộc Thạch Hà, được chuyển về Can Lộc từ năm 1921 (Khải Định năm thứ 6).

Như vậy họ Ngô ở Thạch Hà - Can Lộc đã truyền kế trên 1000 năm. Đến đời Trần, một số dòng họ, gia phả ghi chép khá đầy đủ cho ta biết cụ thể hơn.

- Họ Đặng - Tả Hạ thuộc dòng học Quốc công Đặng Tất nay thuộc xã Tùng Lộc. Họ có bản gia phả biên soạn từ năm Khánh Đức thứ 4 (1652) cách đây gần 340 năm: Bản gia phả lâu đời nhất ở huyện này(1).

Giả phả chép lần lượt cùng vị thủy tổ, mộ tại rú Rồng (long Tỵ) đến Thám hoa Thượng thư Đặng Bá Tĩnh là thế hệ thứ hai; đến Đặng Tất là thế hệ thứ 4. Không ghi năm sinh, năm mất của từng người, về Đặng Tất, ta biết ngày mất của ông qua chính sử. Theo cách tính giản đơn, từ thế hệ Đặng Tất trở về trước, dòng họ này có trên vùng đất huyện này vào thời Trần Nhân Tôn (1279 - 1293), cách đây khoảng 720 năm(2).

- Họ Bùi - Kiệt Thạch, sau đời sang Đậu Liệu, dòng họ Ngự sử Bùi Cầm Hổ, vị thủy tổ nguyên làm chức giám vận quân hương, quê gốc ở làng Cổ Phí huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhân một chuyến chỉ huy đoàn thuyền vận tải đường thủy đi qua sông Cài, kết duyên với một cô gái quê Kẻ Cài - làng Kiệt Thạch rồi chuyển vào nhập cư quê vợ. Đến đời thứ 6 thì chuyển sang cư trú ở xã Đậu Liêu, mà Bùi Cẩm Hổ là thế hệ thứ 7. Hành trạng Bùi Cẩm Hổ đã được chính sử ghi chép khá rõ, từ thế hệ ấy tính ngược về trước, được biết dòng học này từ vị thủy tổ truyền kế đến nay đã có khoảng trên 7000 năm.

b) Về miếu đền, chùa tháp

Thời Tiền Lê (980 - 1009) có mấy sự kiện lịch sử có liên quan đến vùng này. Cao Minh Hữu người huyện Phi Lộc (Can Lộc) đã tham gia cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất trên sông Hương Đại - tây nam sông Bạch Đằng, nay vẫn còn đền thờ và bia ghi rõ gốc tích và công trạng của ông ở làng Bình Hà, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng.

Tại làng Trảo Nha và một số làng phụ cận trước đây có đền thờ Nam nhạc đại vương, người có công trong việc đánh dẹp các cuộc xâm lấn của Chăm-pa thời Tiền Lê.

Năm 982,hơn 3 vạn dân phu Châu Hoan cùng các lực lượng quân đội nhà Tiền Lê dưới sự chỉ huy của Ngô Tử An mở con đường từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý.

Năm 1009, nhà Tiền Lê lại sức cho nhân dân Châu Hoan mở đường sông từ Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới.

- Thời kỳ (1010 - 1225) một số chùa tháp lần lượt được xây dựng:

* Ở núi Nghèn thuộc xã Trảo Nhà có cái tháp 9 mặt

Sách Nghệ An cổ tích lục chép, tháp 9 mặt nên tên gọi “Cửa diện tháp”, cao hơn 100 thước, do Lý Thái Tôn (1028-1054) dựng. Chính sử chép: Lý Thái Tôn trên đường đi đánh chiếm thành, đã hai lần qua đây: Lần đầu vào năm Tân Tỵ (1031) và lần sau năm Giáp Thân (1044). Sách Nghệ An ký chép: đó là tháp 9 tầng và cho biết thêm, tháp ấy đã đổ vào năm Cảnh hưng thứ 35 (1774).

* Ở núi Lầu thuộc làng Hoa Phẩm, nay là xã Xuân Lam – Nghi Xuân, tiếp giáp địa phận huyện Thiên Lộc thời xưa. Có ngôi hành cung do Lý Thánh Tôn (1054-1072) xây dựng. Sách Nghệ An cổ trích lục chép: Hành cung do Lý Thánh Tông dựng trên núi này để làm nơi du ngoạn.

Cả hai công trình ấy đều xây dựng bên các ngôi chùa ở núi Nghèn là chùa Nghèn và ở núi Lầu (Ngọc lâu) là chùa Am Đông, là những chùa có tiếng, đã được xây dựng sớm nhất, cách đây trên 900 năm.

Như vậy, một số tư liệu trên đây đã giúp ta biết được, cách đây khoảng trên dưới 1000 năm, trên vùng đất này đã có họ hàng, làng xã.

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

 

I – ĐỊA DANH  - ĐỊA GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Từ người nguyên thủy đến bước hình thành các bộ tộc còn có một khoảng cách. Theo Sử ký toàn thư, về thời gian, bộ tộc Việt Thường tương ứng với thời Thành vương nhà Chu – Trung Quốc (1063-1026 TCN)(1)

Sách Nghệ An ký dẫn sử Trung Quốc chép rằng:

Đất Giao Chỉ phía nam có Việt Thường thị. Như vậy, phần đất bộ tộc Việt Thường cổ nằm ở phía nam quận Cửu Chân và phía Bắc quận Nhật Nam thời thuộc Đông Hán, tức vùng đất hai tỉnh Nghệ Tĩnh ngày nay. Sách Nghệ An ký cho đó là “miền trung thổ nước Việt Thường” (2)

Thời vua Hùng dựng nước đất nước ta chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng đất tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, trong đó huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ tỉnh này(1).

Từ xưa huyện này đã hình thành và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh (thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679), huyện Hà Hoàng và huyện Phi Lộc (vào những thời kỳ tiếp sau đó)(2).

Những địa danh ấy tương ứng với quy mô một huyện thời xưa, tuy chưa có tài liệu xác nhận địa phận, địa giới một cách rõ ràng, nhưng xét nội dung ý nghĩa của những tên gọi ấy có liên quan đến địa lý, lịch sử của huyện này(3).

Thời Lê Sơ, năm Kỷ Sử, Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tôn định bản đồ cả nước có 12 thừa tuyên, thống thuộc các phủ, châu, huyện vào thừa tuyên, hợp các châu Hoan – Diễn thành thừa tuyên Nghệ An, gồm 9 phủ, 27 huyện và 2 châu(4). Hồi ấy, Phủ Đức Quang có 6 huyện: Thiên Lộc, La Sơn, Nghi Xuân, Hương Sơn, Châu Phúc và Thanh Chương. Huyện Thiên Lộc có 27 xã, 2 trang (1).

Tên huyện Thiên Lộc cùng với địa giới huyện này được hoạch địch rành mạch bắt đầu từ đó(1).

Qua thời Lê trung hưng và thời Tây Sơn, địa giới – địa danh huyện này không có gì thay đổi.

Đến thời Nguyễn, lần lượt có một số lần thay đổi như sau:

Năm Nhâm Tuất Tự Đức năm thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: ở đâu địa danh có chữ “Thiên” phải đổi chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên Lộc phải đổi thành huyện Can Lộc (2).

- Năm Khải Định thứ 6 (1921), chuyển toàn bộ tổng Đoài, nguyên thuộc phủ Thạch Hà; tổng Lai Thạch nguyên thuộc phủ Đức Thọ về huyện Can Lộc. Cắt hai tổng Canh Hoạch và Vịnh Luật nguyên thuộc huyện Can Lộc về phủ Thạch Hà.

Sau Cách mạng tháng 8, cuối năm 1945, đầu 1946, thực hiện chủ trương bỏ cấp tổng, lấy xã làm cấp hành chính cơ sở, tỉnh chuyển các làng Lộc Nguyên, Vịnh Hòa, Bình Nguyên, nguyên thuộc tổng Canh Hoạch; các làng Thái Xá, Đô Hành, Phương Mỹ, Cổ Kênh nguyên thuộc tổng Đông và xóm Đào Tiên, nguyên thuộc xã Xuân Hải huyện Thạch Hà về huyện Can Lộc. Những làng này khi hợp xã lần đầu vào những năm 1946-1947 đã thành các xã có tên mới: Kiến An, Thái Hòa, Đại Hòa, Cổ Kênh. Riêng xóm Đào Tiên được hợp nhất vào xã Tiên Bằng. Trong những năm 1949-1950, tiếp tục hợp tác xã với quy mô lớn hơn, đã chuyển các xã Cổ Kênh trở lại huyện Thạch Hà; xã Hồng Thuận gồm hai xã Hồng Tiên và Thiên Thuận, mới lập trong lần hợp tác xã lần trước đó, về huyện Đức Thọ. Từ 28 xã, sau hợp xã lần thứ nhất, cả huyện lại chỉ còn 12 xã quy mô lớn.

Năm 1953, Ủy ban KCHC Liên khu 4 lấy huyện Can Lộc làm thí điểm chỉ đạo việc chia lại xã với quy mô vừa phải. Từ 12 xã lớn chia thành 32 xã với quy mô như hiện nay;xã đặt lại tên mới thống nhất toàn huyện xã nào cũng một từ cuối là “ Lộc”.

Năm 1984 cắt một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc thành lập thị trấn Can Lộc, trực thuộc huyện. Năm 1992 thành lập thị trấn riêng và sau đó nâng lên thành thị xã Hồng Lĩnh, cắt hai xã Đậu Liêu và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện Can Lộc chuyển về thị xã Hồng Lĩnh.

Hiện tại, toàn huyện có 30 xã và 1 thị trấn.

Trong thời Nguyễn, số xã thôn trực thuộc tăng lên từ 88 xã thôn đến 93, trước ngày cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền, huyện có 96 xã thôn(1). Như vậy, số lượng xã thôn trực thuộc khi mới thành lập huyện với số xã trực thuộc hiện nay xấp xỉ gần bằng nhau.

II – LỴ SỞ

Thuở xa xưa, theo Đại Nam nhất thống chí, huyện lỵ Can Lộc từng đóng ở Vân Chàng. Vùng đất ấy về sau gọi Minh Lương, hiện nay là xã Đức Hồng - chứng tích còn lại là cái chợ tên gọi là chợ Huyện, nay đang còn.

Đến năm Nhâm Dần. Thiệu trị năm thứ 2 (8141), huyện lỵ dời về làng Cao Xá, xã Đậu Liêu.

Năm Tân Hợi Tự Đức năm thứ 4 (1854), huyện lỵ lại được chuyển sang làng Phổ Hợp thuộc xã Ngoại Thiên Lộc, nay là xã Thiên Lộc.

Vào thời ấy, đường “Thiên lý” từ bắc vào, theo trạm Treo (Tĩnh Liêu) men theo chân núi Hồng Lĩnh, phía tây nam, qua làng Quảng Khuyến vào xã Hữu Thiên Lộc (Thiên Lộc), xã Tả Thiên Lộc (Phú Lộc), băng Truông Gió (Hồng Lộc), về Ba Xã (Hậu Lộc) qua đò  Kênh Cạn nối với trạm Đan Chế (Tĩnh Đan) nay là xã Thạch Sơn, Thạch Hà.

Như vậy Cao Xá và Phổ Hợp đều nằm trên trục đường “Thiên Lý” xưa.

Lại từ Phổ Hợp dời sang Đông Huề xã Thổ Vượng nay là xã Vượng Lộc, đây là vùng thấp lụt. Năm Đinh Tỵ (Khải Định năm thứ 2 – 1917), trong một trận lụt lịch sử giữa sân huyện đường nước lũ ngập sâu đến 1m. Vì thế, huyện lỵ sau đó lại phải dời lên Khiêm Ích, xã Nga Khê, trên trục đường Thượng Đạo.

Năm 1921, các làng xã thuộc Tổng Đoài, trong đó có xã Trảo Nha, nguyên thuộc phủ Thạch Hà được cắt về huyện Can Lộc, sau 6 năm, Nghèn  được chọn làm huyện lỵ, năm 1927, từ Khiêm Ích, lỵ sở của huyện được chuyển về thôn Yên Vinh xã Trảo Nha. Nghèn trở thành huyện lỵ Can Lộc bắt nguồn từ đó.

Góc phía tây bắc địa phận thôn Yên Vinh, núi Nghèn thoai thoải trải rộng đổ xuống, tạo thành vệt đất hẹp, áp dụng sát bờ sông, trong đó có một khoảng đồi khá bẳng phẳng. Huyện Đường Can Lộc được xây cất trên khu đồi ấy

Bắc vọng Hồng Sơn, đông đai hải

Tiền lâm Nghiễn thủy, hậu Kỳ sơn.

Bắc hướng sang núi Hồng, phía đông là biển; trước mặt là sông Nghèn, đằng sau là núi Kỳ Lạc. Hướng công đườn huyện là thế. Con đường huyện lộ từ Nghèn nối với đường 1A đi qua trước cổng huyện, men theo bờ nam ngạn sông Nghèn, xuống bến đò Thuần Chân, vào thời điểm ấy cũng được mở rộng, nâng cấp. Núi sông giao hội, đường sá mở mang, tạo cho khu đồi mọt cảnh quan khá thông thoáng.

Cũng như thị xã và thị trấn các nơi, mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, kế sách “phá hoại để kháng chiến” được thi hành triệt để., Thị trấn Nghèn cũng vậy. Hòa bình lập lại cơ quan huyện trở về. Khu đất xây dựng huyện đường trước đây đã quá chật hẹp, đành phải chuyển dịch từ phía tây bắc sang tây năm núi Nghèn để xây dựng như quy mô hiện nay.

III – TỔ CHỨC BỘ MÁY CẤP HUYỆN VÀ XÃ

Danh từ quận, huyện vốn là từ Hán, xuất hiện khi nước ta bị nhà Hán đô hộ. Khi ta sử dụng nó, huyện trở thành từ Hán – Việt.

Thời ấy, huyện là cấp dưới quận và trên hương.

Làng vốn từ Nôm, là đơn vị tụ cư nhỏ nhất. Về sau, cần ghi chép, người ta chuyển dịch làng thành thôn, một cấp dưới cấp xã. Tuy viết là thôn, nhưng trong giao tiếp chuyện trò, làng vẫn là từ ngữ thông dụng thông thường ngày.

Xã là cấp nành chánh cơ sở, dưới cấp tổng và trên cấp thôn. Làng xã hoặc thôn xã là một cụm từ ghép.

Khi nước ta đã giành quyền tự chủ, năm 907, Khúc Hạo tiến hành một bước cải cách cơ cấu hành chính, đổi quận huyện thành phủ, lộ, châu, xã. Xã có chánh lệnh trưởng và tá lệnh trưởng. Hương đổi thành giáp, đặt giáp trưởng trông coi.

Dưới thời Đinh - Lê -Lý, sử sách ghi chép việc này chưa rõ. Đến đời Trần Thuận Tôn (1388-1398),  đặt các chức lệnh ủy và chủ bạ để trông coi việc huyện. Thời nhà Lê mới dựng nước, mỗi huyện đặt hai chức chưởng ấn và tuần sát. Sau đổi gọi chức chuyển vận sứ và chuyển vận phó sứ là chức quan huyện.

 Thời Quang Thuận Lê Thánh Tôn (1460-1497) đổi chuyển vận sứ làm chức tri huyện, tuần sát làm chức huyện thừa. Trong Hòng Đức quan chế chức tri huyện, phẩm trật được xếp vào hàng tòng thất phẩm. Huyện thừa là tòng bát phẩm. Chức danh tri huyện bắt đầu có từ đó.

Thời Tây Sơn, đặt chức quan ở cấp huyện có 2 viên: Phân tri – quan văn và Phân suất – quan võ.

Về cấp xã, đầu thời Trần Thái Tôn (1225-1258) bắt đầu đặc các chức đại tư xã, tiểu tư xã, phẩm hàm tương đương ngũ lục phẩm, các xã quan này cùng với xã trưởng, xã giám đều là xã quan, lo mọi việc ở xã. Đến đời Trần Thuận Tôn (1388-1398) mới bãi bỏ chức quan.

Nhà Lê khi mới dựng mới, lại đặt lại xã quan: xã lớn 3 người, xã vừa 2 người và xã nhỏ 1 người. Đến thời Quang Thuận (1460-1469) đổi xã quan làm xã trưởng. Tới Lê Trung hưng, thời Vịnh Thọ (1658-1661), Lê Thần Tôn đặt xã trưởng có 3 chức xã chính, xã sử và xã tư (hoặc xã giám), chọn nho sinh, sinh đồ làm các chức việc ấy.

Thời Lê Bảo Thái (1720-1729) định phép khảo khóa, cứ 3 năm xét công một lần, làm việc giỏi, được cân nhắc cho thêm chức phẩm. Cuối đời Long Đức (1733-1735), Vĩnh Hữu (1736-1740) về sau, việc đặt lại xã trưởng đều do ở dân, trên không trực tiếp khảo khóa và tuyển bổ nữa.

Sang thời Nguyễn, tổ chức hành chính ở cấp huyện – xã về tổ chức bộ máy và thực tế hoạt động có hai giai đoạn khác nhau.

a) Giai đoạn nhà Nguyễn nắm giữ quyền thống trị trong cả nước (1802-1884):

Nhờ tàu chiến, súng đạn của tư bản phương tây, lật đổ được Tây Sơn, nhưng tình hình chưa phải là ổn định; dồn dập nhiều cuộc nổi dậy chống đối, vì vậy củng cố chỗ đứng đang là những công việc cấp bách trong bước đầu triều Nguyễn.

- Gia Long năm đầu (1802) đặt cấp tổng trong hệ thống tổ chức hành chính, đặt các chức tổng trưởng và phó tổng trưởng, sau đó đổi là cai tổng hoặc chánh tổng, giúp tri huyện nắm chắc động tĩnh từng vùng để kịp thời ứng phó tình thế.

- Gia Long năm thứ 3 (1804), ban hành “Điều lệ hương đảng” cho các xã dân Bắc Hà.

- Gia Long năm thứ 6 (1807), lệnh từ Nghệ An (tức Nghệ Tĩnh) trở ra bắc, xã nào trong sổ đinh có 140 suất đinh trở xuống được đặt một xã trưởng. 150 đinh trở lên được đặt thêm 1 thôn trưởng, tăng 50 đinh nữa thì được đặt thêm một thôn trưởng nữa.

Dưới thôn có lân hoặc giáp, có lân trưởng, giáp trưởng.

- Gia Long năm thứ 7 (1808) lệnh cho lấy những người đã đỗ hương cống (cử nhân) bổ làm tri huyện ở các huyện Thanh-Nghệ và Bắc thành, được ban phẩm phục và cho lính đưa đi nhậm chức(1).

Thời Minh Mệnh, Thiệu Trị đặt thêm các chức hương thân ở xã thôn để giúp lý trưởng phổ thị luật pháp và truyền giảng “thập điều”, đi đôi với việc ban hành Hoàng Việt hình luật là bộ luật hết sức tàn ác, hà khắc(2).

- Giúp tri huyện có lại mục và lệ mục: Lại mục có các chức đề lại và thừa lại; lệ mục là đội lính lệ, chỉ huy 5-7 lính lệ, chuyên làm công việc sai phái, phục dịch.

- Theo quan chế thời Minh Mệnh, chức tri huyện, từ hàm tòng thất phẩm thời Hồng Đức, được nâng lên hàm chánh lục phẩm. Cũng như vậy, chức huyện thừa (lại mục), từ hàm tòng bát phẩm được nâng lên chánh thất phẩm(3).

- Chức huấn đạo ở huyện trước là chánh cửu phẩm, nay nâng lên hàm chánh bát phẩm.

b) Giai đoạn nước ta bị thực dân pháp đô hộ (1885-1945)

Nếu trong giai đoạn trên, triều đình nhà Nguyễn còn mang khá đầy đủ tầm vóc một triều đại chính thống - triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, thì giai đoạn này, với hàng ước Pa-tơ-nốt (Patenote), nhà Nguyễn chỉ còn một mảnh đất nhỏ hẹp với 15 tỉnh nhỏ và nghèo đói nhất miền Trung, trong đó có những miền béo bở như Đà Lạt, Đà Nẵng, Cáp Xanh Giắc thì đã là nhượng địa, không thuộc quyền Nam triều nữa. Đó là một nước thuộc địa được Pháp “chiếu cố” cho hưởng chế độ bảo hộ - mọt nước không có tài chính, không có quân đội, không có ngoại giao. Một triều đình từ Hoàng thượng đến quan lớn, quan bế, tất cả đều phải ngửa tay nhận lương tháng do Pháp chi trả. Các buổi nhóm họp của nhà vua với Viện cơ mật, với Hội đồng thượng thư, về danh nghĩa quan trọng là thế, nhưng về nội dung, qua lại cũng không ngoài mấy việc cúng tế, lễ nghi và đều phải đặt dưới quyền chủ tọa của Khâm sứ Trung kỳ.

Với thủ đoạn cai trị của thực dân, giai đoạn này, bộ máy tổ chức huyện xã tuy có bước sắp xếp, nhưng về cơ bản vẫn được duy trì theo hướng “quan nhà trị dân nhà”. Tổ chứ bộ máy chỉ là hư danhm hư vị, họ chỉ là những viên chức phục dịch, ngày càng biến thành những người bị sai bảo, nhất nhất theo lệnh của tòa Công sứ, họ không có chút quyền hành gì, đúng như câu nói của vua Hàm Nghi, thảm thiết nhưng chí lý: “Nước đã mất, tôi không còn gì hết”.

Cũng như các huyện khác trong tỉnh, sau phong trào cần vương, ở Can Lộc, các hoạt động về Duy tân, Đông du, chống thuế, vận động xuất dương… vẫn được tiếp nối. Vì thế trong bộ máy cai trị, các bộ phận chuyên làm công việc điều tra, đàn áp lực lượng yêu nước và cách mạng vẫn được duy trì và bổ sung tăng cường. Tổ chức bang tá trước chỉ ở tỉnh, huyện nay phát triển xuống tổng. Lực lượng tổng đoàn, xã đoàn được củng cố tăng cường.

Sau thế chiến lần thứ nhất, thực hiện chương trình khai thác, bòn rút thuộc địa, năm 1921, chúng nêu chiêu bài “cải lương hương chính”. Thông qua cách làm đó,chúng thọc sâu nắm chắc tổ chức bộ máy tay sai cấp dưới của chúng riết róng và chặt chẽ hơn. Chúng đưa ra cái mẫu hương ước mới để hướng nội dung, bắt buộc các xã đã có bản hương ước trước đây phải đệ trình cấp trên phê duyệt lại mới được thi hành. Trọng những đợt ấy khá nhiều xã đã lập được hương ước. Qua hương ước, nhân dân ta đã có những bước sửa đổi ăn ở, đi lại, cầu cống, đường sá có đổi mới tiến bộ hơn; bọn cầm quyền cũng thông qua đó, làm được những việc có lợi cho sự cai trị của họ.

Trong những năm cao trào Xô-viết, thực dân Pháp và bọn tay sai đã phải dùng các vị hưu quan và cùng một số người thuộc bậc cha chú có uy tín, lập thành hội đồng hương biểu, tộc biểu để dùng mọi cách răn đe, cấm đoán dân làng và con cháu. Một thời gian nghiệm thấy không phát huy được tác dụng nên đã giải thể.

Trong cải lương hương chính, cơ chế “ngũ hương” đã được thực hiện để giúp lý trưởng.

- Hương bộ chuyên lo sổ đinh, sổ điền sinh tử, giá thú. Trước đó đã có các chức tri bộ và dự khuyết tri bộ giúp lý trưởng làm việc này, nay bãi bỏ, thống thuộc vào hương bộ.

- Hương kiểm chuyên lo tuần phòng an ninh trật tự. Trước đó có các chức kiểm đốc, hương đoàn, nay bãi bỏ thống thuộc vào hương kiểm.

- Hương bản chuyên lo quản lý tiền quỹ, tài sản của xã.

- Hương mục chuyên lo đường sá, cầu công, điều động lính tráng, phu đài.

- Hương dịch chuyên lo việc phục dịch tế lễ, hội họp.

Ngũ hương cùng lý trưởng, phó lý họp thành hội đồng lý dịch do lý trưởng dứng đầu, quản lý hành chánh mọi việc trong xã. Riêng xã Lai Thạch, chức lý trưởng được gọi là cai xã, mỗi thôn có thêm một phó lý giúp cai xã điều hành mọi việc.

Trước đây tổ chức hào mục đã hình thành, nay được quy định thành Hội đồng, có quy định chức trách nhiệm vụ, hội đồng bầu ra 1 trưởng ban hội đồng, được quan huyện xét cấp bằng và cấp cả con dấu. Thành phần Hội đồng hào mục gồm các quan chức văn, võ đã về hưu, chánh phó tổng, chánh phó lý trưởng và các chức ngũ hương đã được nghỉ việc không liên quan đến khoản gì đều được tham gia hội đồng. Nó có chức năng gần như tư vấn, mọi chủ trương do Hội đồng lý dịch bàn bạc đề ra, phải được Hội đồng hào mục (hoặc kỳ mục) xét duyệt mới được thi hành.

Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, lập chính phủ Trần Trọng Kim, ở tỉnh, Tổng đốc hoặc Tuần vũ đổi là Tỉnh trưởng, lính đồn khố xanh đổi là lính Bảo an. Ở huyện, tri huyện đổi là huyện trưởng, lính đồn được đổi lính Bảo an. Ở xã chưa kịp có gì thay đổi.

Chưa có đủ tài liệu tra cứu để có thể lập bản danh sách các vị đã từng làm tri huyện ở huyện nay. Riêng khoảng thời gian từ Khải Định (1916) đến (1945) trước Cách mạng tháng 8, các vị tri huyện đã lần lượt thay nhau đương nhiệm như sau:

Phan Kế Toại quê tỉnh Sơn Tây làm việc từ 1915 - 1916 đến 1920.

Nguyễn Ngọc Trác           Thanh Hóa      1920-1924

Nguyễn Dĩ                        Thanh Hóa      1924-1927

Trần Mạnh Đàn                Quảng Bình     1927-1930

Trần Mậu Trinh                 Thanh Hóa      1931-1933

Lê Nhân Tế                                               1934-1937

Nguyễn Phương Lãm                               1938-1940

Phạm Dánh                       Đức Thọ          1941-1943

Ngô Xuân Tích                                         1944-5/1945

Đặng Văn Doãn               Diễn Châu       6/1945-8/1945(1)

 

Text Box: ĐỊA CHÍ HUYỆN CAN LỘC   	                                                                 121              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Text Box: 122             ĐỊA CHÍ HUYỆN CAN LỘC   	 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

ĐỊA DANH CÁC LÀNG XÃ TRƯỚC VÀ TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU CÁCH MẠNG THÁNG 8

(Bảng 1)

Tên tổng

Tên làng xã là đơn vị hành chính cơ sở
 (có lý trưởng và triện bạ riêng)

Tên xã từ tháng 10-1945 (thực hiện bỏ tổng, hợp xã)

1

2

3

Trung Lương

- Trung Lương-Quỳnh Lam-Phúc Sơn

- Vân Chàng-Bình Lãng-Ngọc Sơn -Vĩnh Ninh

Hồng Tiên

Thiên Thuận

Đậu Liêu

- Xã Đậu Liêu gồm các thôn: Nham Xá, Bùi Xá, Ninh Xá, Đông Xá, Cao Xá, Tiếp Võ

- Xã Kiệt Thạch gồm: Kỳ Trúc, Yên Mỹ, Yên Hợp

- Xã Thổ Vượng gồm: Đông Huề, Thượng Huề, Thượng Hồ, Đoài Duyệt, Đông Thịnh, Đông Mỹ, Cự Lâm

Đậu Liêu

 

Kiệt Thạch
 

Thổ Vượng

Lai Thạch

- Xã Phúc Hải gồm: Phúc Xá, Dao Tác, Ninh Võ

- Xã Nguyệt Ao gồm: Yên Tràng, Phúc Hội, Mật Thiết, Nguyễn Xá.

- Xã Thường Nga: Thường Nga, Thông Lưu,  Thượng Hà

- Xã Lai Thạch gồm: Trường Lưu, Vịnh Gia, Đông Tây, Phúc Lộc, Yên Thọ.

Minh Tân
 

Linh Quy
 

Liên Nga
 

Lam Kiều

Nga Khê

- Xã Bạt Trạc gồm : Yên Huy (kể cả xã Tràng Đình), Trùng Khánh (kể cả xứ Trại Cày), Thanh Khê, Đoài Khê, Đông Sơn, Đại Bản

- Xã Đông Lâm gồm các thôn: Khánh Tường, Quần Ngọc, Lương Hội, Đa Cốc.

- Khiêm Ích, Điền Xá, Khố Nội

- Ốc Nhiêu, San Định, Nam Huân.

Bạt Trạc

 

 

Đông Lâm
 

Nga Khê

Ốc Khê

1

2

3

Tổng Đoài

- Xã Dục Vật gồm các thôn: Thượng Xá, Trung Xá, Xuân Mai

- Văn Cử, Hòa Yên, Yên Mỹ,  Yên Đồng thuộc xã Bàn Thạch

- TIên Lối, Thượng Lỗi, Tam Đa, Đồng Lạc

- Xã Trảo Nha gồm: Yên Vinh, Nghiện Trị, Tập Phúc, Gia Kỳ, Gia Lạc, Thổ Sơn, Xuân Liệu

- Vĩnh Phong, Nghiện Hùng, Hạ Lỗi

Dục Vật
 

Vạn Xuân
 

Vĩnh Yên

Trảo Nha

Tổng Đông

Đô Hành.

Phương Mỹ - Thái Hà (Thái Hờ)

- Cổ Kênh

Cổ Kênh

Nội Ngoại

- Thượng Trụ, Tân Lập (Vọng Nhi)

- Hữu Can Lộc (Quảng Khuyến) Ngoại Can Lộc (Phổ Minh, Đoài Trung)

- Thuần Thiện, Tả Thượng, Yên Trí

- Tỉnh Thạch, Hòa Lộc, Hạ Yến.

Hồng Nam

Thiên Lộc
 

Hồng Phúc

Sơn Thủy

Phù Lưu

- Các xã Ích Hậu, Mỹ Tường, Phù Viên, các thôn Đông Thượng, Đông Trung, Lương Điền, Cải Lương, Phan Xá, Lợi Xá.

- Thanh Lương, Ngọc Mỹ, Mậu Viên, Phù Lưu Hạ, Vịnh Tuy, Thanh Hòa

- Phù Lưu Thượng, Thượng Yến

- Đỉnh Lự, Đại Lự

- Kim Chùy, Hàm Anh, Yên Tập, Chi Nê

- Yên Điềm, Trung Thịnh, Yên Định, Tụy Lộc, Đảo Tiên

Ngột Sơn

 

Thanh Mỹ
 

Hồng Sơn

Kim Anh

Tiên Bằng

Canh Hoạch

- Lộc Nguyên, Bình Nguyên, Vịnh Hòa

Kiến An

ĐỊA DANH
 CÁC XÃ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8

(Bảng II)

 

Năm
1945-1946

Năm
1949-1950

Năm
1953-1954

Chuyển
đổi

Bị chú

Hồng Tiên

Thiên Lộc

Hồng Thuận

Đức Hồng

Đức Thuận

 

Chuyển sang Đức Thọ 1949

Đậu Liêu

 

Kiệt Trạch

Thổ Vượng

Hồng Minh

Minh Lộc

 

Thanh Lộc

Vượng Lộc

Đậu Liêu năm 1972

Chuyển Hồng Lính 1991

Minh Tân

 

Linh Quy

Liên Nga

Lam Kiều

Trà Linh

Thuận Lộc

 

Kim Lộc

Nga Lộc

Song Lộc

Trường Lộc

Phú Lộc

 

Chuyển Hồng Lính 1991

Bạt Trạc

 

 

Đông Lâm

Hồng Phong

Yên Lộc

Nhân Lộc

 

Vịnh Lộc

Khánh Lộc

 

Trùng Hanh 1972

 

Nga Khê

Ốc Khê

Cẩm Trà

Đồng Lộc

Trung Lộc

Thượng Lộc

 

 

Năm
1945-1946

Năm
1949-1950

Năm
1953-1954

Chuyển
đổi

Bị chú

Dục Vật

Vạn Xuân

Vịnh Yên

Thăng Long

Xuân Lộc

Quang Lộc

 

 

Trảo Nha

Trảo Nha

Tiến Lộc

Đại Lộc

 

1987 chuyển 1 phần đất lập thị trấn Can Lộc

Đại Hòa

Thái Hòa

Dũng Hòa

Mỹ Lộc

Sơn Lộc

 

 

Cổ Kênh

Cổ Kênh

Thạch Kênh

 

Chuyển Thạch Hà 1949

Hồng Nam

Thiên Lộc

Hồng Phúc

Thiên Phúc

Thiên Lộc

 

Phúc Lộc

 

 

Sơn Thủy

Ngột Sơn

Ích Hòa

Tùng Lộc

Hậu Lộc

Đổi Ích hậu năm 1972

 

Thanh Mỹ

 

 

Kiến An

Triêu Dương

Thụ Lộc

 

 

An Lộc

Bình Lộc

Đổi Phù Lưu năm 1972

Kiến An từ Thạch Hà chuyển sang năm 1947

Hồng Sơn

Nhật Tân

Kim Anh

Hồng Yến

Hồng Lộc

Tân Lộc

 

Năm 1947 – 1948 Nhật Tân, Kim Anh hợp làm xã Kim Tân

Tiên Bằng

Tiên Bằng

Thịnh Lộc

 

 

 

(1) Ngón chân cái quẹo ra bàn chân ở góc độ khoảng 70-80o – Kiểu chân ấy không đi được các loại giày dép có quai thông thường.

(1) Từ điển Hà Tĩnh sắp xuất bản

(1) Sự kiện này đang còn có những ý kiến khác nhau.

(1) Ở huyện này có 2 bản gia phả lâu đời, ngoài họ này còn có  gia phả họ Ngô – Trảo Nha do Xuân lĩnh hầu Nguyễn Nghiễm biên soạn năm Mậu Thìn, Cảnh hưng thứ 9 (1748).

(2) Có một số bài viết cho rằng dòng họ này gốc ở Hóa Châu dời ra huyện Can Lộc vào đầu đời Lê. Nói vậy là không có căn cứ, điều này đã được Bùi Dương Lịch phân tích trong sách “Nghệ An ký”.

(1) Đại Việt sử ký toàn thư (toàn thư) bản dịch – tập 1-KHXH nhân văn 1998-trang 131. Theo sử ký Trung Quốc, năm thứ 5, đời Đường Nghiêu, Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần.

(2) Nghệ An ký (NAK). Bản dịch – phần cổ đế - quyển 2. KH nhân văn 93-trang 224

(1) Nghệ An ký (SĐD) trang 45. Trung thổ ở đây đồng nghĩa như trung tâm.

(2) Việt sử thông giám cương mục (Cương mục) Tiền biên. Quyển thứ 1 trang 55 (NXB văn sử địa – HN 57)

(3) Những địa danh ấy có liên quan như sau:

- Phù Lĩnh: Phù là trầu, cùng tên với làng Phù Lưu, tổng Phù Lưu; Lĩnh = núi, cùng tên với Hồng Lĩnh.

- Việt Thường: tên một bộ tộc Việt cổ; tên huyện nằm về phía nam trấn Nghệ An cũ, vùng đất hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay, có liên quan vùng trung tâm Việt Thường cổ.

- Hà Hoàng: tên sông Nghèn ngày nay.

- Phi Lộc, phi nghĩa lớn; lộc là bổng lộc; nghĩa chung là phúc lộc dồi dào, sách kinh thư có câuy: “Gia nai phi tích” nghĩa là khen mày có công lớn. Lộc cùng tên với Thiên Lộc, Can Lộc. Tên huyện Phi Lộc xuất hiện từ thời Minh đô hộ. Có sách nói có thời Trần. Những địa danh này chép trong sách Đại Nam nhất thống chí, Nghệ An ký, Thiên Lộc huyện ký và Lịch sử Hà Tĩnh tập 1-1984.

(4) Lịch triều hiến chương loại chí (Hiến chương) – tập 1 – phần địa dư chí – KHXH nhân văn 92-trang 63

(1) Thiên Lộc: lộc trời. Sách kinh thư có câu: “Thiên Lộc vịnh chung” nghĩa là hưởng lộc trời dài lâu trọn vẹn.

(1) Thiên Lộc: lộc trời. Sách kinh thư có câu: “Thiên Lộc vịnh chung” nghĩa là hưởng lộc trời dài lâu trọn vẹn.

(2) Đại Nam thực lục chính biên – Đệ tứ kỷ III (1859-1862) –trang 278. Tương truyền ở Can Lộc khi bàn thi hành sắc dụ này, hầu hết các nhân sĩ trong huyện kiến nghị xin giữ nguyên không sửa đổi. Cuối cùng các quan tỉnh phải áp dụng thể lệ viết tên húy: Chữ Thiên (    ) có 4 nét, chỉ cần bỏ một nét là thành chữ Can (      ), đến mùa đông năm Kỷ Tỵ (1869), sau 7 năm, Tự Đức lại ra sắc chí bãi bỏ không thi hành sắc lệnh trước, nhưng ghi thêm, nơi nào đã sửa đổi thì không sửa lại nữa.

(1) Số lượng xã thôn trực thuộc huyện trong các thời kỳ lịch sử có ít nhiều thảy đổi như sau (tính theo năm dương lịch):

- Năm 1459-1469: (Lê Quang Thuận) 27 xã thôn 2 trang (theo Hiến chương loại chí).

- Năm 1820 – 1840 (Nguyễn Minh Mệnh) 93 xã thôn trang  (Theo tên làng xã Việt Nam – TK 19)

- 1864-1875 (Tự Đức) 90 xã thôn trang (Theo Đại Nam nhất thống chí)

- 1930-1938 (Bảo Đại) 88 xã thôn trang (Theo Hà Tĩnh địa dư của Trần Kinh)

- 1942-1945 (Bảo Đại) 96 xã thôn trang (Lịch sử khái quát của Le Moll – 1942)

(1) Các sự kiện trên chép theo thực lục tập III – tập V- sử họ – H63

(2) Điều lệ hương đảng có 5 khoản, biên soạn thời Gia Long; thập điều là 10 huấn điều của Ming Mạng, sau đó Tự Đức cho diễn ra bằng nôm để dễ phổ biến (theo sự phát triển tư tưởng Việt Nam của Trần Văn Giàu – tập 1 – KHXH. HN.73)

(3)  Quan chế thời Minh Mạng – Việt Nam sử lược.

(1) Ghi theo lời kể của các cụ cao tuổi, quê ở những làng đã từng đóng huyện lỵ (như cụ Lê Dánh, con trai cụ để lại Lê Phương ở Thổ Vượng, cụ Ngô Đức Thắng ở Trảo Nha, cụ Hoàng Văn Tuyết ở Thổ Sơn… chưa có đủ tài liệu để soát xét lại.

 Liên kết website
Thống kê: 1.343.405
Online: 69