Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử huyện Can Lộc!

“Phong quang nhất mộng nhất kỳ quan – mơ màng mõi cảnh một kỳ quan” là câu thơ trong bài Nghệ An đạo trung của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm do nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch, nói về phong cảnh xứ Nghệ, mà cũng như là nói riêng về đất Thiên Lộc – Can Lộc vậy.

Nằm giữa hai triền núi đông Trà Sơn và tây Hồng Lĩnh “đầu Mêênh cuối Sót”, phía đông Nam lấn ra tận biển, với con sống dài, mỗi đoạn mỗi tên ( Mêênh, Cài, Vàng, Nghèn, Chăn, Ên, Hà, Sót) và con đường thiên lý xuyên Việt chạy dọc giữa lòng (Từ Treo đế Dà), Trên đất Thiên Lộc – Can Lộc xưa nay không ngớt bước chân trần và thuyền bè xe ngựa lại qua của khách vãng lai trong Nam ngoài Bắc.

Núi không cao, sông không sâu, nhưng ở đâu cảnh quan thiên nhiên cũng ken dày những di tích lịch sử, văn hóa làm say lòng người. Bên một di chỉ khảo cổ rú Nghèn là một huyền thoại về cố đô Việt Thường; cùng với một công trình kiến trúc – Nghệ thuật đền Tam Lang lại có một làng Tràng Lưu “Bát cảnh lưu truyền”.

Nhưng nói về đất Thiên Lộc – Can Lộc này, trước tiến phải nói về Ngàn Hống – Hồng Lĩnh – Thíu Lĩnh:

Hồng Lĩnh thiêu chu chung tú khí

Bồng Sơn nhất tọa liệt tiên cung(1)

Dãy núi lớn – núi thiêng này từ xa xưa đã được xếp vào một trong 21 danh thắng nước Nam, cùng với sông Cả - Lam giang trở thành biểu tượng một văn vật, một nghĩa khí xứ Nghệ, Nghệ -Tĩnh.

Hồng Lĩnh “99 ngọn” phần núi nằm trên địa bàn huyện Can có các ngọn Hương Tích, Sư Tử, Đông Dương, Vân Am,

Đông Hương Tích - Hương Tích phong, thuộc đất các xã Hữu Ngoại Can (Thiên Lộc) lại là thắng tích bậc nhất Hồng Sơn, không chỉ với “suối thơm”, “rừng biếc”, “mây núi”, “trăng ngàn”… như các thi sĩ xưa ca ngợi, mà còn với “Thành Trang Vương 99 nền đá”, “Am Thánh Mẫu đối diện bể Đông”, “Miếu Đại Vương có biển chữ vàng vua ban”, và “Chùa Hương Tích Hoan châu đệ nhất danh làm”, nơi tu hành của “Nàng Ba Diệu Thiện” trong huyền thoại.

Ngọn Sư Tử, như sách xưa chép, ở lưng chừng núi có một vòm hang sâu, xa trông giống hình con sư tử nên có tên như vây, tục gọi “dốc Khu voi” hay “dốc Kh bò”… Bên dốc có ngôi chùa cổ. Hai bên chùa có khe nước chảy, đến trước cửa chùa thì hợp lại làm một… đổ xuống vực sâu phía dưới. Dòng nước từ trên cao tuôn ra như lơ lửng giữa không trung, vọt qua một tảng đá to bắc ngang miệng vực gọi là “Cầu Tiên tắm” (Dục Tiên Kiều)… Dưới vực ấy còn có một vực nữa, nước trong xanh, sâu không thấy đáy… miệng vực lại có hòn đá dựng đứng, dòng nước lượn quanh như khăn quấn đầu, nên có tên là “vực Vành khăng” (Đầu cân uyên). Những cảnh kỳ lạ trời dựng đất bày thật không hiếm”… (Thiên Lộc huyện chí).

Phía dưới, thuộc đất xã Nội Can (Phúc Lộc) có ngọn rú Cấm, trên có chùa, có bia, tương truyền là “nơi trang Vương trữ lương” nên tục gọi là chùa Gạo. Lại có ngôi chùa Yên Lạc trên ngọn Yên Lạc. Dưới ngọn núi này, có hai ngôi đền lớn xây kề nhau, một là đền thờ Đô nam nhạc Ô sài Đại vương, và một đền thờ hai Đại vương họ Nguyễn… Từ đây đi vào, phía đông ngọn Thường Lạc, là lăng mộ của hai Đại vương.

Ngọn Đông Dương, phía ngoài ngọn Sư Tử, là một trong ba ngọn ngọn núi cao nhất trong dãy Hồng Lĩnh. Sách xưa giải thích vì ngọn này đứng về phía đông nam mà “sơn nam viết dương”, lại khi mặt trời lên thì đỉnh núi có ánh sáng trước tiên, nên có tên ấy. Nhưng vùng này còn có một tên Nôm là Động Dang – Chùa Động Dang quang cảnh vui thay (“Hoan châu phong thổ ký” của Trần Danh Lâm). Phải chăng tên Đông Dương là tên phiên âm Hán – Việt từ Động Dang”. Người Can Lộc nghiệm rằng khi trên đỉnh núi có mấy trắng thì mây lan nhanh sang các ngọn núi khác, và trời sẽ mưa. Do đó mà có câu: Động Dang đội mạo  không cầu đảo cũng mưa.

Mỏm núi ngoài có dáng tròn như quả trứng nên có tên là Rú Trứng Gà (Kê noãn sơn), dưới chân có một vùng bằng phẳng gọi là cụp Ngự Tiền, tương truyền vua Thái tổ nhà Lê từng đóng quân ở đây (?).

Bên trái núi này là ngọn Kim Quy (rú Rò), ngọn Phượng Hoàng, bên phải là ngọn Liên Hoa, ngọn Mã Sơn (rú Mã). Ngọn núi này ở hần Phù Lưu (Tân Lộc) làng quê của Thượng thư Phan Đình tá, người bỏ Lê Phù Mạc, nên bị gọi là “Mại quốc sơn”.

Mút cực nam Hồng Lĩnh, lấn ra tận biển, trên địa bàn làng Yên Điềm (Thịnh Lộc) chia thành hai dải: dải ngoài là ngọn Am Sơn. Ngọn này có hai mặt, mặt bắc gọi núi Thung Ao, trên đỉnh có cái hồ (Thiên trì) nước không sâu mà trong vắt; mặt nam gọi núi Chân Tiên, mái núi có phiến đá lớn trên có chỗ lõm sâu trông giống bàn chân người, người ta cho đó là dấu “chân tiên”. Gần sau phiến đá là ngôi chùa cổ Chân Tiên, nằm trong rừng thông xanh biếc, nên cũng có tên chùa Thông. Phía ngoài chùa, một chi núi nhô ra phía bờ biển, xưa trúc mọc um tùm. Giữa rừng trúc xưa có ngôi chùa nhỏ, gọi là chùa Trúc hay chùa Hội (Chùa đã mất, mới lập lại). Theo mái núi vòng lên mạn bắc, phía nam cửa Đông Gián (Nghi Xuân), nơi núi lấn ra tận biển, là một đám những khối đá lớn rải rác trên cát. Phía trong, gần chân núi, có hai tảng đá cao lớn, đứng dựng song song gọi là Đá Ông – Đá Bà (Phu Phụ thạch), Giữa hai tản đá, người ta xây lên một ngôi miếu nhỏ, khách qua đường đều vào thắp hương, cúng vái. Thờ vịnh đá Ông – Đá Bà của VHH có câu:

… Danh tiết đâu cần đi dạo hỏi,

Uy linh nào phải hở ra lời.

Nước non nặng gánh hai đòi một,

Son sắt bền gan một vẹn mười

Mé tây, trong chùa Thông, là chỉ núi Ông Ngựa – Hàm Rồng bao quanh một cái đầm lớn, gọi là đầm Hồ Lô. Mé đầm dưới núi có tảng đá lớn nhô ra giữa đầm, gọi là Thạch Bàn, tương truyền là nơi tiên xuống tắm, nên đầm còn có tên là đầm Tiên. Ven đầm phía đông và nam là bãi cát rộng mênh mông. Trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, ở đây đã xẩy ra trận đánh lớn.

Đứng trên rú Am, nhìn theo hướng đông nam, giữa vùng mênh mông sóng biển và khói sương, nổi lên mấy ngọn rú Bờng (Côn Bằng), rú Bể (Nam Giới – Quỳnh Viên) và xa hơn nữa là ngọn rú Gùm (Thiên Cầm) tận cửa Kỳ La lịch sử.

Suốt một dải tây nam Hồng Lĩnh, không nơi nào là phong cảnh không cuốn hút con người, nhưng cho đến nay và mãi mãi, thì Hương Tích phong vẫn là “Hoan châu đệ nhất động”.

*
*  *

Triền đông dãy Trà Sơn chạy suốt dọc địa giới phía tây Can Lộc, từ Thường Nga (Nga Lộc, Phú Lộc) đến Thái Xá (Mỹ Lộc), Điền Xá (Đồng Lộc). Không nổi tiếng bằng Hồng Lĩnh nhưng Trà Sơn được Tiến sĩ Dương Thúc Hợp ca ngợi với câu thơ: Tú chung thử địa biểu kỳ quan – Đất này tạo dựng những kỳ quan (VHH dịch).

Trà Sơn là một hệ thống núi thấp, ngọn cao nhất –Toan Sơn cũng chỉ có 443 m. Nhưng ngày trước Trà Sơn là một dãy rừng nguyên sinh, liền lưng với núi rừng Hương Khê, nên được gọi là “Rú Xanh”. Rừng ở đây có đủ loại gỗ quý, chim thú quý, mà ngày nay chỉ còn lại dư ảnh, dư âm.

Sách cổ còn chép: Đời Lê, Lưu quận công Nguyễn Lưu từng được lệnh vua về bắt đàn voi trắng đi từ Trà Sơn ra phá hoại dân cư quanh núi. Nhân dịp này ông lấy vợ thiếp ở xã Nguyệt Ao, và trở thành thủy tổ chi họ Nguyễn ở đây, mà con cháu về sau có Tiến sĩ Nguyễn Hành, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Con tê ngưu (dân ở đây gọi chênh ra là “tây ngu”) cuối cùng của rừng Trà Sơn, không rõ vì lẽ gì, chạy xuống đồng bằng làng Lạc Thiện (Trung Lễ, Đức Thọ) và bị giết chết năm 1902, khi người Pháp vừa đặt nền thống trị trên đất Hà Tĩnh chưa bao lâu.

Nhưng “Rú Xanh” còn để lại nhiều sự tích, di tích lịch sử quan trọng. Từ đầu thế kỷ XV, bà Hoàng Hậu Bạch Ngọc nhà Trần đã dựa vào vùng ven Trà Sơn, tổ chức việc khai hoang, cung cấp lương thự cho nghĩa quân Lam Sơn, và lập lên nhiều làng xóm ở hạ Hương Khê, thượng Đức Thọ và tổng Thường Nga, một phần tổng Lai Thạch, thuộc huyện Can Lộc bây giờ.

Đầ thế kỷ XIX người anh hùng thảo dã Phan Bô, người làng Phan Xá đã dựa vào Trà Sơn, hoạt động chống lại triều đình nhà  Nguyễn. Cuối thế kỷ, anh em Nguyễn Trạch, Nguyễn Chanh ơ Gia Hanh lại lập khu đồn trại Cơn Khế, tổ chức lực lượng Can thứ, chống Pháp.

Lại hồi thoái trào thời Xô-viết Nghệ Tĩnh, Trà Sơn cùng Hồng Lĩnh là căn cứ cuối cùng của các chiến sĩ cộng sản. Lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc chép: “… Ngày 5-2-1932 cơ quan Thượng cục của Huyện ủy Can Lộc ở trong rừng Trà Sơn bị địch vây ráp. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đình Mai, cán bộ trong cơ quan Thượng cục đã kiên quyết đánh trả địch, một số đồng chí trong đó có đồng chí Nguyễn Hữu, huyện ủy viên, đã anh dũng sy sinh trong khi chiến đấu để cầm chân địch, cho đa số cán bộ thoát khỏi vòng vây của quân thù…”.

Rồi những ngày chống mỹ, còn có cuộc đấu trí, đấu lực ở Ngã ba Đồng Lộc dưới dãy Trà Sơn.

*
*  *

Hai ngọn núi nhỏ, núi Cài vùng thượng và núi Nghèn vùng hạ, cũng là thắng cảnh của huyện Can Lộc.

Núi Cài (Nhạc Sạc, Sạc Sơn cũng đọc Thốc Sơn) còn gọi là rú Sơn Huy, theo tên hai làng: Kẻ Cài (Kỳ Trúc, xã Kiệt Thạch) ở phía bắc núi, và Sơn Huy (tức Yên Huy, xã Bát Trạc ở phía nam núi), Núi đứng bên bờ sông Cài (Kỳ Xuyên), ba ngọn liền nhau, cao nhất là rú Nậy (hay rú Rậm) cũng chỉ có 175 mét. Thờ An Tĩnh Sơn thủy vịnh (dịch): .. Đất trời hai cánh dọc - cây đá mấy truông ngang - sông nước tây đông lượn - Mây ráng sáng chiều dăng… Trên núi có “mộ Đức Thánh”, với truyền thuyết về Cương quốc công, có “Đá Vọng Phu”, gắn với truyện cổ tích nên thơ… Dưới núi có “bia Khoa giáp” (Khoa giáp bi) ghi tên ba vị tiến sĩ đất Kiệt Thạch. Quanh núi là vô số những di tích, những truyền kỳ về các công hầu khanh tướng: “Bốn mặt Sạc Sơn” … Xa hơn là làng Tràng Lưu “Bát cảnh tương truyền” là đất Thường Nga “cửu cung phi” kỳ truyện…

Núi Nghèn (Ngạn, Nghiện Sơn) là ngọn đồi nhỏ phía nam sông Nghèn (Ngạn, Nghiệm Xuyên), xã Trảo Nha, kề sát đường thiên lý Bắc - Nam… thơ Lê Mẫn Đức (TKXIX):

Sông Nghèn nước biếc núi Nghèn Xanh,

Phong cảnh tư bề ngó hữu tình…

Theo các sách cổ thì ngày trước “lưng chừng núi có một đỉnh cao hơn hai trượng đứng sừng sững, cạnh có ao mực, khi trời mưa nước màu đen đổ ra, gọi là hắc môi (than đen), sau Tào quận công (tức Ngô Phúc Vạn) phá thành đất bằng… Dưới chân núi, xung quanh đều đào giếng lớn, do người Tàu yêm trấn (?)” (nay cái giếng cũ ở chợ Nghèn đã bị lấp).

Trên núi có một ngôi tháp chín tầng có (sách chép Tháp chín mặt – Cựu diện tháp), “chân tháp có một dãy nhà thờ Phật và mấy căn nhà lá”. Do có ngôi tháp nên núi cũng được gọi là Tháp Sơn. Đó là ngôi chùa Nghèn (Ngạn Sơn tự) do vua Lý Thái Tôn cho xây dựng năm Thiên thánh thứ tư (1031) cùng lúc với 950 ngôi chùa khác trong nước. Sách Huyện chí chép: “Vua Thái Tôn nam tuần, nghỉ chân tại đây, mộng thấy đức Phật ban cho y bát, bèn sai dựng chùa xây tháp”. Ngôi tháp đã đổ vào một đêm mùa hè năm Lê Cảnh Hưng thứ 35 (1774), sau hơn 7 thế  kỷ tồn tại, còn chùa Nghèn thị mới bị dỡ phá sau này.

Trên núi còn có một ngôi đền thờ Sơn thần Linh Nhà. Tương truyền, một người dân địa phương bắt được một viên gạch có khắc hai chữ “Đại vương”, bèn che một mái tranh lên thờ. Sau Tào quận công ban ngày “mộng thấy một người nghiêm nhã khăn áo chỉnh tề đến xin lập miếu. Năm ấy, (Bính Dần 1626), bắt được vua Mạc Càn Thống (Mạc Kính Cung), bèn khải lên chúa (Trịnh) xin phong cho vị thần này là Linh nha sơn nhạc hiển ứng đại vương, hàng năm triều đình sai quan về tế (quốc tế). Mỗi lần tế lễ, làng mở hội linh đình, có câu: Nhất vua ra, nhì Trảo Nha mở hội. Về sau, thấy dân địa phương tốn kém, phiền hà, nên bỏ lệ “quốc tế”, giao cho tổng Đoài phụng tự.

Phía bắc núi, sát mé công, còn có ngôi đền Tam tòa, thờ Uy minh vương (cũng là Tam tòa đại vương) Lý Nhật Quang, hoàng tử thứ 8 của Lý Thái Tổ.

Phía tây nam núi, gần vực Vịt, trên gò đất gọi “Phán nhưỡng” đầu thế kỷ XVII, là dinh cơ của Tào quận công Ngô Phúc Vạn (Mại). Sách Ngô tộc truyền gia tạp lục của Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm (viết năm 1748), miêu tả: “Trong có ba dãy nhà lớn cao rộng, trái phải tất cả hơn 30 ngôi nhà, lan can đỏ rỡ, tường vôi đá xếp, làm 21 năm mới xong. Bên trái nhà có “đình chạy ngựa” mỗi lần thả 100 con ngựa, bên nam nhà có khu kho rộng hơn 2 mẫu, phía tây nam núi cũng có đụng thóc, bên cạnh bia đá ngày nay, truyền lại là nền kho. Lập cảng nghề, sau núi có xưởng đóng thuyền, rộng chứa 5 thuyền lớn… Vùng này trở thành thị tứ đông vui. Sau khi ông Vạn chết, đất bị cướp, dinh cơ bị phá trụi, duy khu nhà ông ở, người ta tiếc giữ lại chứa thóc, sau 7 năm khói lửa (chiến tranh Trịnh – Nguyễn (?) vẫn nguyên vẹn, nhà ở Tháp Sơn nay còn dấu cũ”.

Phía bắc núi, dưới thời Lê –Nguyễn đã có cầu (trên đường thiên lý), và có chợ Nghèn buôn bán tấp nập. Phía tây nam núi có ngôi miếu thờ liệt nữ Phan Thị Thuấn, vợ thiếp của Ngô Cảnh Hoàn. Năm Bảo Đại thứ nhất (1926) làng Tập phúc dựng bia tưởng niệm bà trước đền.

Năm 1927, huyện lỵ Can Lộc từ Khiêm Ích dời về Trảo Nha, đặt ở phía bắc núi. Bắc vọng Hồng Sơn, đông đại hải – Tiền lâm Ngạn thủy, hậu Kỳ sơn; Ba năm sau nhân dân nổi dậy cướp huyện, nhưng rồi bị Pháp khủng bố, ngã ba Nghèn, cầu Nghèn đã tắm máu các chiến sĩ thời Xô-viết Nghệ Tĩnh…

Từ xưa, núi Nghèn đã trở thành một danh thắng với nhiều di tích văn hóa – lịch sử của ngàn năm, từ đời Lý đến ngày nay.

Gần đây, năm 1976 các nhà khảo cổ học phát hiện được di chỉ thuộc hậu kỳ đá mới ở thôn Nam Sơn phía nam núi, như vậy, núi Nghèn còn là một địa điểm người tiền sử từng sinh sống từ 4000 năm đến 5000 năm trước chúng ta.

*
*  *

Thiên Lộc - Can Lộc là vùng tập trung nhiều di tích văn hóa, lịch sử.

Theo danh mục kiểm kê (1994) của phòng Bảo tồn – bảo tàng thuộc Sở Văn hóa Hà Tĩnh, thì ở Can Lộc có 24 di tích gồm các loại hình lịch sử - danh thắng, lịch sử - văn hóa, lịch sử - cách mạng, kiến trúc – nghệ thuật.

Trong số trên, 15 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia (tính đến năm 1998) theo danh mục của Bảo tàng Hà Tĩnh là:

1. Nhờ thờ Ngô Phúc Vạn: Tức là nhà thờ Tào quận công, còn gọi nhà thờ họ Ngô, ở làng Phúc Lộc xã Đan Liên xưa, sau là xã Trảo Nha (Đại Lộc), là Di tích danh nhân lịch sử đã được xếp hạng.

Ngô Phúc Vạn (có sách chép Ngô Phúc Mại, 1577 – 1652)(1) một trong những nhân vật “lừng lẫy một thời” của dòng họ Ngô “Thạch Hà thế tướng”. Ông có công đánh nhà Mạc, được phong đến Dương võ uy dũng công thần, đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, trung quân Tả đô đốc phủ Tả đô đốc, Trung nhuệ quân dinh Thái bảo thượng trụ quốc Tào quận công, được chúa Trịnh Tùng gả con gái cho, và được Thượng thư chưởng lục bộ sự Lễ quận công Nguyễn Văn Giai nhận làm con nuôi. Chính Trị Tùng đã coi Ngô Phúc Vạn và các tướng họ Ngô là “xã tắc trảo nha” (Nanh vuốt của triều đình) và tên Trảo Nha cũng từ đó mà ra. Đường thời, Ngô Phúc Vạn có uy thế rất lớn, 10 con trai đều là công hầu, ruộng có tới 2000 mẫu, nhà ngói 32 dãy ở 18 trang từ Trảo Nha đến Bích Hội, Bạng Châu, rải ra trong 18 xã. Ông cũng là người học rộng và rất sùng Đạo giáo, xây am Phúc Quy để tu luyện.

Nhà thờ Ngô Phúc Vạn dựng từ thế XIX, có hai ngôi nhà đặt theo hình chữ “nhị” và ngôi nhà bia 4 mái trong dựng tấm bia đá ghi công tích của Ngô Phúc Vạn đối với triều Lê – Trịnh, trong nhà thờ có câu đối:

Ngạn thủy đông xu văn phái viễn,

Trà sơn tây hộ tướng môn cao,

(Phái văn mãi chảy xuôi dòng Ngạn,

Cửu tướng cao xây tựa núi Trà).

2. Ngã ba Đồng Lộc ở xã Đồng Lọc là Di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975) được xếp hạng năm 1989 (xem phần phụ lục).

3. Miếu Biên Sơn ở trên rú Bin (còn gọi là rú Ên, Đoạn Đầu sơn) ở làng Thượng Yến, nay thuộc xóm Biên Sơn xã Hồng Lộc, thờ Thánh mẫu thường gọi là bà Chúa Sơn, tức Bà Đại Ngàn, một trong Tam tòa thánh mẫu, đời Tự Đức có sắc phong thượng đẳng thần. Miếu dựng đời Lê, sau hư hỏng, đến năm Quý Sửu (1913) mới được xây dựng lại. Theo nhân dân địa phương thì thời Cần vương và thời Xô-viết Nghệ Tĩnh, các nhà yêu nước và cách mạng đã dựa vào vùng rú Bin để tổ chức quần chúng hoạt động. Vào thời kỳ cách mạng thoái trào liệt sĩ Phan Gần đã bị địch xử bắn dưới rú Bin. Miếu Biên Sơn được công nhận Di tích lịch sử năm 1991.

4. Đền cả: Tức đền Tam Lang ở xã Ích Hậu, thờ Thủy thần (thần Rắn) lập từ đời Lê – Nguyễn. Là công trình kiến trúc, - Mỹ thuật tiêu biểu còn lại ở Can Lộc, đền được công nhận là Di tích kiến trúc – mỹ thuật năm 1992. (Xem phần phụ lục).

5. Đền thờ Nguyễn Văn Giai: Ở xã Ích Hậu, thờ Thái bảo Lễ quận công, tặng Thái phó, Đại tư đồ, gia tặng Thái tể, bao phon Anh liệt đại vương Nguyễn Văn Giai (1554-1628) (xem phần phụ lục). Đền có 2 tòa nhà và nhà bia dựng từ thế kỷ XVII đời Lê, được tôn tạo nhiều lần. Riềng hạ đường vừa được sửa sang tiếp năm 1976, đền được công nhận là Di tích lịch sử năm 1995.

6. Nhà thơ Nguyễn Thiếp: Ở xã Kim Lộc, thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) (xem phụ lục). Ngày trước bên lăng mộ của Nguyễn Thiếp ở núi Thiên Nhẫn (Nghệ An) có ngôi nhà thờ nhỏ, trong đó có tấm bia đá, văn bia do Thám hoa Nguyễn Van Giao ở Trung Cần viết. Ở quê Mật Thôn xã Nguyệt Ao, bài vị của ông đặt trong nhà thờ họ Nguyễn. Nhà thờ hiện nay mới được xây dựng và được công nhận di tích Danh nhân lịch sử năm 1994.

7. Ngã ba Nghèn và cầu Nghèn: Ở thị trấn Can Lộc và nơi diễn ra cuộc biểu tình tranh đấu của nhân dân Can Lộc ngày 01-8-1930, buộc tri huyện phải ra nhận yêu sách ngay trên cầu Nghèn; ngày 07-9-1930, quần chúng kéo vào huyện lỵ, chiếm công đường trong nhiều giờ và ngày 12-12-1930 đoàn biểu tình bị khủng bố ác liệt, 42 người đã hy sinh cách ngã ba 200 mét.

Ngã ba Nghèn tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Can Lộc chống đô hộ Pháp thời kỳ 1930-1931, được công nhận là Di tích lịch sử năm 1988. Tại đây chính quyền, nhân dân đã xây dựng khu lưu niệm…

8. Nhà thờ Phan Kính ở xã Song Lộc, thờ Thám hoa Phan Kính (1715-1761) (xem phụ lục). Trước nhà thờ có sân rộng, góc trái có nhà bia xây kiểu trùng diêm. Bốn phía nhà bia đều có câu đối. Hai câu bên mặt trái là :

Lưỡng quốc huân danh sơn tịnh thọ,

Vạn niên công đức thạch năng ngôn,

(Tiếng tăm hai nước bền cùng núi,

Công đức muôn năm đá cất lời)

Nhà thờ đã được công nhận là Di tích danh nhân lịch sử năm 1992.

9. Đình Đỉnh Lự ở xã Tân Lộc, nguyên là ngôi đình thờ Quốc công Nguyễn Xí, do dân làng dựng lên từ thế kỷ XVII. Đình có hậu cung để thờ thần và ngôi tiền đường 5 gian rộng lớn, dành cho dân làng và chức sắc trong ngày lễ lạt hay bàn việc làng. Trong phong trà cách mạng Xô-viết Nghệ Tĩnh, ĐÌnh Lự là nơi xây dựng lên chính quyền cách mạng đầu tiên ở Can Lộc. Đình làng được sử dụng làm nơi hội họp của nhân dân và nơi làm việc của cán bộ cách mạng thời kỳ cao trào… Về sau ngôi tiền đường bị dỡ làm văn phòng trường phổ thông của xã, cách chỗ cũ 50m… Hiện nhà hậu cung được sửa sang lại để thờ cúng. Đình Đỉnh Lự được công nhận Di tích Lịch sử năm 1998.

10. Mộ Bạch Liêu ở xã Thiên Lộc. Bạch Liêu quê xã Thái Xá, huyện Đông Thành (Nghệ An), đỗ Trại trạng nguyên khoa Bính Dần, niên hiệu Thiệu long thứ 9, đời Trần Thánh Tôn (1266). Lúc này hoàng tử Trần Quang Khải đang làm Tri châu Nghệ An, Bạch Liêu đến là gia khách chứ không ra làm quan. Khi Quang Khải về triều, ông đi ở ẩn. Sau khi ông mất, theo lời dặn, con cháu đưa quan tài ông về ở đây. Nay mộ Trạng Bạch Liêu đã được xây dựng lại và được công nhận là Di tích danh nhân lịch sử năm 1992.

11. Chùa Hương Tích ở trên ngọn Hương Tích dãy Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Thiên Lộc (xem phần Phụ lục). Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc – thắng cảnh năm 1990.

12. Chùa Chân Tiên ở trên ngọn Am Sơn (Chân Tiên), dãy Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Thịnh Lộc (xem thêm đoạn nói về núi Hồng Lĩnh ở những trang đầu phần này). Chùa không lớn nhưng nằm giữa rừng thông trong một vùng danh thắng phía nam Hồng Lĩnh. Chùa được cong nhận kiến trúc – nghệ thuật (?) năm 1992.

13. Nhà thờ Nguyễn Huy Tự ở xã Trường Lộc (xem phần phụ lục ở phần tác giả, tác phẩm trên). Nguyên đây là nhà thờ họ Nguyễn Huy, nay được gọi là “nhà thờ Nguyễn Huy Tự”. Công trình này gồm 2 ngôi nhà lớn, chạm trổ đẹp, trong chứa nhiều hiện vật quý của dòng họ: Tự khí, biển, đối… và nhiều bản khắc gỗ của thư viện Phúc Giang của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh – nguyên trước là nhà thờ Nguyễn Huy Tựu (ông nội), sau thờ thêm Nguyễn Huy Oánh (thân sinh Nguyễn Huy Tự), Nguyễn Huy Tự và một số người khác. Được công nhận Di tích danh nhân lịch sử năm 1993.

14. Đền thờ Đặng Tất – Đặng Dung ở xã Tùng Lộc, ngày xưa gọi là đền thờ Đặng Quốc công, Đặng Bình chương; lập từ đời Lê, và được tôn tạo nhiều lần dưới đời Lê-Nguyễn. Sau đền này bị bỏ tàn phế. Ngôi đền hiện nay chính là hậu đường (xem phần phụ lục). Đền được công nhận Di tích danh nhân lịch sử năm 1991.

15. Nhà thờ Hà Tôn Mục: Ở xã Tùng Lộc, chính là nhà thờ họ Hà, thờ Tiến sĩ Hà Tôn Huân và cháu bảy đời của ông, Tiến sĩ Hà Tôn Mục. Trong nhà thờ, ngoài các tự khí còn có đối và bức liễn “Nhược xung hiên”; gần nhà thờ, còn có khu “Sùng chỉ”, có bia ghi sự nghiệp Hà Tôn Mục (xem thêm phần học hành, khoa cử).

Nhà thơ Hà Tôn Mục – đúng hơn là cụm Di tích Hà Tôn Mục được công nhận là Di tích danh nhân lịch sử năm 1998/

*
* *

Trên đây là 15 di tích đã được xếp hạng. Theo danh mục tổng kiểm kê nưm 1994 của Bảo tàng Hà Tĩnh thì còn 12 di tích chưa được xếp hạng là: Mộ Ngự sử Phan Huân (ở Hồng Lộc); nhà thờ Tiến sĩ Trần Đức Mậu (ở Hậu Lộc); nhà thờ Nguyễn Đức Lục Chi (ở Hậu Lộc); Nhà tú tài Nguyễn Huyệt Chi (ở Hậu Lộc); Nhà thờ và mộ Tiến sĩ Ngô Đức Kế (ở thị trấn Can Lộc); Đền Sát Hải đại vương (ở Thịnh Lộc); Đền Thanh Hòa (ở Thụ Lộc); chùa Minh Thịnh (ở Tiến Lộc); Nhà thờ Nguyễn Công Ban (ở Trường Lộc); Đình làng Trường Lưu (ở Trường Lộc); Đền Tam Lang (thường gọi “đền Voi Ngựa” ở Xuân Lộc).

Trong thực tế ở Can Lộc hiện đang còn rất nhiều di tích khác, cần được phát hiện, tu sửa và đề nghị xếp hạng trong đó có nhiều đền chùa, di tích lích sử, văn hóa. Đặc biệt nên quan tâm các khu thắng cảnh, cụm di tích, như khu thắng tích Hương Tích, khu thắng tích rú Nghèn, khu thắng tích rú Cài, cụm di tích Trường Lưu, khu thắng tích Chân Tiên – Hàm Rồng v.v… Làm như vậy vừa là bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên, bảo vệ những di tích còn sót lại, kể cả phế tích (như khu đền Nam Nhạc đại vương – Nhị Nguyễn Đại tướng quân ở Phúc Lộc) vừa là để tạo cơ sở cho hoạt động du lịch sau này.

 

(1)  Dãy Hồng Lĩnh nghìn năm chung đúc nên vẻ tốt đẹp (Như) một tòa bồng lai bày la liệt những cung tiên – Câu thơ của Tiến sĩ Thốc sơn Nguyễn Văn Trình phỏng dịch bài “Đăng Lam thành sơn hoài cổ phú” của Phó bảng Đặng Nguyễn Cẩn.

(1) Vạn và Mại tự dạng gần giống nhau, dễ lẫn. Theo chúng tôi thì mại mới đúng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 1.882.500
    Online: 5
    ipv6 ready