Ngày 05/8/2022, Thị trấn Nghèn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 445 năm ngày sinh, 370 năm ngày mất Tào quận công Ngô Phúc Vạn và 30 năm nhà thờ danh nhân được xếp hạng DTLS cấp Quốc gia.

Tiết mục văn nghệ chào mừng

Các đại biểu về tham dự lễ kỷ niệm
Tham dự Lễ kỷ niệm có Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học Việt Nam; các đồng chí Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng quản lý di sản, Sở văn hóa - Thể Thao - Du lịch Hà Tĩnh, Nguyễn Duy Cường - Phó Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đông đảo con cháu dòng họ Ngô trên mọi miền Tổ quốc.

Nhà sử học Dưng Trung Quốc nói về công lao của Ngô Phúc Vạn
Danh nhân Ngô Phúc Vạn còn có tên là Ngô Phúc Mại, tự Tử Hán, hiệu Huân Dương Chân Nhân, sinh ngày 24 tháng 8 năm Đinh Sửu (1577), mất ngày Rằm tháng 8 năm Nhâm Thìn (1652). Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc danh tiếng.
Ngô Phúc Vạn tướng mạo khôi ngô, là một người văn võ toàn tài, không chỉ võ nghệ cao cường, thông hiểu binh thư trận pháp mà thánh kinh hiền truyện, thiên văn, địa lý, toán học đều tinh thông. Ông là một trọng thần, một danh tướng của triều đình Lê - Trịnh, gần 50 năm cầm quân, trải qua hai đời Chúa, bốn triều vua: Lê Thế Tông, Lê Kinh Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông. Ngô Phúc Vạn còn là tướng tài đánh Đông dẹp Bắc lập nhiều chiến công: phía Bắc diệt Mạc bắt được vua Càn Thống nhà Mạc là Mạc Kính Cung (1625); phía Nam chống Nguyễn giữ yên bờ cõi, bảo vệ chính đường, khẩn hoang ruộng đất, đưa lại lợi ích cho trăm họ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở nước ta từ cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.
Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh Ngô Phúc Vạn được cử làm trấn thủ Nghệ An. Cùng với con trai Ngô Phúc Thiêm giữ yên bờ cõi, bảo vệ nhân dân, yên vui làm ăn hưởng thái bình no ấm.
Danh nhân Ngô Phúc Vạn làm quan đến chức Phó tướng Trung nhuệ Quân doanh, tước Thái Bảo, sắc phong là Tào Quận công. Là dòng dõi đại thần có nhiều công to lại giỏi chính sự, được mệnh vào Chính đường cùng bách quan bàn việc nước. Ông đã từng được Chúa Trịnh Tráng uỷ thác cầm Kim sách lên điện Đan Trì chủ trì lễ thiết triều được bách quan lạy mừng. Cả cuộc đời gắn bó với binh nghiệp, lúc về già ông được cấp thực điền 2 ngàn mẫu ruộng từ vùng Thổ Sơn đến Thái Hà (Sơn Lộc ngày nay) gồm 18 trang trại như trại La, trại Am, trại Đoan … Ông đem chia hết cho nhân dân các xã cày cấy làm ăn và giữ hương hoả nhà thờ. Ông về Thái Hà (xã Sơn Lộc ngày nay) lập am Phúc Quy tu tiên luyện Đạo với Pháp hiệu là Huân Dương Chân Nhân, thông hiểu nho y lý số; nhân dân thường gọi là “Phật Thái Bảo”, khi mất được nhân dân địa phương lập đền thờ tại quê nhà. Đền thờ và mộ Tào quận công được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

Đ/c Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu tại buổi lễ


Lãnh đạo huyện Can Lộc và thị trấn Nghèn, tặng hoa chúc mừng dòng họ
Lễ kỷ niệm 445 năm ngày sinh, 370 năm ngày mất Tào quận công Ngô Phúc Vạn khẳng định công lao, đóng góp của ông đối với dân tộc và những giá trị vô cùng quý báu để lại cho hậu thế. Lễ kỷ niệm cũng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của con cháu và nhân

Đường vào Nhà thờ Ngô Phúc Vạn

Dâng hương tại Nhà thờ Ngô Phúc Vạn